ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tại Sao Lao Động Trẻ Em Không Muốn Về Nhà Ở Lương Sơn, Trung Quốc
Friday, January 24, 2014 19:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một bản tin của Đài Phát Thanh Châu Á Tự Do đã làm nổi bật hai vấn đề tương quan ở Trung Quốc vốn thu hút nhiều sự chú ý của dư luận.

Tin tức tiêu điểm đầu tiên là về một tụ điểm lao động trẻ em bất hợp pháp được phát hiện ở bên trong một nhà máy điện tử ở thành phố Thâm Quyến và 41 trẻ vị thành niên được giải cứu, nhưng không em nào muốn được gửi trả về nhà.

Một bé gái kể với phóng viên: “Cháu có thể ăn cơm và thịt ở đây, ở nhà cháu chỉ có khoai tây và ngô. Cháu không muốn về nhà”. Nhà của chúng ở huyện Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, một trong những khu vực nghèo nhất trong toàn tỉnh cũng như trong cả nước.

Ở đó, giao thông và cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thu nhập bình quân hàng năm theo đầu người của nông dân chỉ từ 2,000 đến 3,000 tệ (300-500 USD), bằng xấp xỉ số tiền mà những lao động trẻ em này kiếm được trong một tháng. Thậm chí những người làm cha mẹ còn thấy rằng việc ra ngoài đi làm không phải là điều xấu – bọn trẻ có thể thu được kinh nghiệm, kiếm tiền và ăn thịt. Ngay cả với 12 tiếng làm việc mỗi ngày thì chúng vẫn có một cuộc sống tốt hơn nhiều so với ở nhà.

Trong lúc đó, báo West China City đưa tin vào ngày 7 tháng Giêng rằng một thành viên của ban chấp hành Đảng bộ huyện Lương Sơn, người kiêm giữ chức Bí thư đảng của Ủy Ban Quản Trị Giám Sát Tài Sản Nhà Nước ở Lương Sơn, đã bị Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương chỉ trích vì tiệc tùng bằng ngân sách công.

Trong khi dẫn một đoàn làm việc đi thanh tra cơ sở, viên quan chức này đã tiêu hơn 15,000 tệ (2,480 USD) cho một bữa ăn tối mà trong đó thuốc là và rượu chiếm đến hơn 8,000 tệ (1,322 USD).

Một bài báo trên trang blog Chỉ Thượng Kiến Trúc nói rằng “Chi 15,000 tệ cho một bữa ăn – sự lãng phí như vậy thậm chí còn gây xấu hổ ở các khu vực giàu có, huống hồ xảy ra ở ngay Lương Sơn, nơi mà những lao động trẻ em không muốn về nhà bởi chúng không có thịt để ăn”.

Có vẻ như trên thực tế không có sự nghèo khó tuyệt đối, chỉ có sự bất công tuyệt đối. Trong khi người dân đang đói rét thì các quan chức lại sống trong xa hoa. Tiền của họ đến từ đâu? Nó đến từ những người dân nghèo khổ quá mức.

Đây chính là điều mà câu tục ngữ cổ “Ngư Nhục Hương Lí “ (Xem thường dân như cá và thịt, giết và ăn họ theo ý muốn), đó không phải là một vấn đề về lối sống, mà là một hình thức tội phạm sơ khai nhất

Có thể là điều trùng hợp khi hai mẩu tin này được đăng cùng một thời điểm, một cái là về các lao động trẻ em làm việc 12 tiếng một ngày, cái còn lại về các quan chức huyện hoang phí. Những người này sống cùng chung một quê nhà nhưng họ thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác biệt.

Đầu năm 2008, giới truyền thông đã vạch trần việc có nhiều lao động trẻ em bị đưa từ Lương Sơn, một vùng rất hẻo lánh và là nơi cư trú của những người già, các nhóm dân tộc thiểu số và người nghèo, đến Thâm Quyến và Đông Quan ở tỉnh Quảng Đông

Vậy, viên quan chức địa phương hoang phí kia bị khiển trách như thế nào vì bữa tối công việc 15,000 tệ của mình? Ông ta chỉ bị phê bình trong một văn bản thông báo.

Những trẻ em từ các gia đình nghèo, ngay cả nếu chúng được “giải cứu” và gửi về Lương Sơn thì rất có thể chúng sẽ quay lại thành phố theo từng đoàn sau Tết nguyên đán vào cuối tháng giêng, và tiếp tục cuộc sống lao động của mình, ăn cơm và thịt.

Một bài báo trên trang blog Đế Quốc Lương Dân nói rằng tình hình vẫn không thay đổi kể từ vụ phơi bày của giới truyền thông năm 2008. Nhưng liệu việc phơi bày của các phương tiện truyền thông hôm nay có giúp người dân nhận ra rằng Lương Sơn thật sự nghèo khó đến mức nào?

Hình ảnh về các quan chức địa phương thưởng thức bữa ăn tối xa hoa với cảnh những lao động trẻ em bị xuất đi theo từng nhóm lớn làm nền, tạo ra một phiên bản hiện đại của ‘Đằng sau những cánh cửa sơn son thịt và rượu phung phí, trong khi ngoài đường la liệt xác người chết cóng’, (viết bởi nhà thơ nổi tiếng Đổ Phủ vào thời Đường năm 755 sau công nguyên)”.

Tình trạng nghèo đói ở các vùng xa xôi, nghèo nàn như Lương Sơn luôn nhức nhối và nhiều người cảm thấy bất lực trước hiện tượng nhân công trẻ em. Một số người còn quở trách các phương tiện truyền thông vì đã phơi bày sự tồn tại của những lao động trẻ em này bởi vì nó làm các em bị buộc phải trở về quê nhà của mình, nơi chúng chỉ có khoai tây và ngô để ăn.

Sự cay đắng và thất vọng này khắc họa nên một bức tranh chân thực về xã hội Trung Quốc đương thời

Theo The Epochtime

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.