ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,670,396,922
Stories: 8,333,804
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tại Sao Trần Quang Tiêu muốn Mua Tờ New York Times Lại Tổ Chức Một Cuộc Họp Báo Bất Bình Thường?
Saturday, January 11, 2014 19:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tại Sao Nhà Tài Phiệt Trung Quốc Trần Quang Tiêu, Người Muốn Mua Tờ New York Times Lại Tổ Chức Một Cuộc Họp Báo Bất Bình Thường?

Trần Quang Tiêu phát biểu trước báo chí tại một cuộc họp báo, ông tổ chức vào Sáng Thứ 3 Ngày 7 Tháng 1, tại một khách sạn ở thành phố New York. Sự kiện nổi bật với màn Trần hát karaoke và xuất hiện như một kênh tuyên truyền chính thức của Trung Cộng khi rêu rao những tuyên bố chống lại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa

Trần Quang Tiêu người đến New York với ý định mua tờ New York Times, vào buổi sáng ngày 07 Tháng Một, đã tổ chức một cuộc họp báo rất kỳ lạ: về khoản từ thiện của mình dành cho những người tham gia vụ tự thiêu diễn ra tại Trung Quốc cách đây 13 năm. Trần, vận bộ quần áo màu xanh lá cây như một hoạt náo viên trong quảng cáo, xuất hiện cùng hai nạn nhân bị bỏng nặng với khuôn mặt bị sẹo và biến dạng.

Trần Quang Tiêu hát karaoke tại một cuộc họp báo, ông tổ chức vào Sáng Thứ 3 Ngày 7 Tháng 1, tại một khách sạn ở thành phố New York. Lời bài hát gồm tiếng Trung và tiếng Anh, được chiếu lên bức tường phía sau

Vào ngày 23 tháng một năm 2001, theo các nhà chức trách Trung Quốc, năm (hay, sau đó, là bảy) cá nhân chạy trên Quảng trường Thiên An Môn, và tiến hành tự thiêu. Trong vòng vài giờ sau đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã sẵn sàng tung ra câu chuyện: các cá nhân là học viên môn Pháp Luân Công đã tự thiêu đến chết để mong “lên thiên đàng.

 

Video “10 năm vạch trần vụ tự thiêu giả của chính quyền Trung Quốc”

Truyền thông Trung Cộng bất chấp sự thật rằng những nguyên lý răn dạy trong Pháp Luân Công không hề có tự thiêu, nghiêm cấm sát sinh và tự sát. Cũng làm ngơ trước rất nhiều những mâu thuẫn hiển nhiên trong các cảnh quay và hình ảnh tuyên truyền, những lừa dối được nêu rõ trong bộ phim “Lửa Giả” của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân.

Lửa Giảbộ phim của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân

Chiến dịch cấm Pháp Luân Công, môn tu luyện tâm linh cổ truyền Trung Quốc, đã diễn ra trong hai năm vào thời điểm đó, không lôi kéo được nhiều dư luận. Trước đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định đàn áp môn tu luyện vào tháng Bảy năm 1999, nhưng bởi môn tu luyện có số người tham gia chủ đạo nên chiến dịch nhận được rất ít sự hỗ trợ.

Sau đó đến vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn, đúng vào ngày lễ lớn. Tờ báo Washington Post năm 2001, trong một bài báo có tiêu đề “Tra tấn nhằm đàn áp Pháp Luân Công” tóm tắt các tác động. Có hai phần của bài viết đã nêu rõ về sự cố này:

“Chiến dịch của chính phủ chống lại Pháp Luân Công, bắt đầu vào năm 1999, ban đầu mạnh mẽ, sau đó gặp trở ngại bởi sự thực thi không đồng đều và sự chia rẽ giữa nhóm lãnh đạo chính quyền trung ương vốn xem môn tu luyện như một mối đe dọa cho sự cai trị của đảng, và các quan chức địa phương không đồng tình với điều đó. Nhưng trong sáu tháng, lực lượng an ninh Trung Quốc đã tái tổ chức và âm mưu bước tiến mới nhằm đẩy mạnh kết quả.

Bước tiến mới có ba thành phần, theo một cố vấn chính phủ.

Đầu tiên, ông nói, là bạo lực. Cuộc đàn áp luôn luôn kết hợp với cảnh sát và nhà tù tàn bạo, ngoài ra cố vấn nói rằng đó là trong năm 2001 lãnh đạo trung ương quyết định sử dụng rộng rãi bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công. Trích dẫn báo cáo của chính phủ, ông nói nếu không đánh đập sẽ không ép được các học viên từ bỏ môn tập.

 
Cố vấn cho biết yếu tố thứ hai, một chiến dịch tuyên truyền tần suất cao nhắm vào môn tập, cũng được nhấn mạnh. Khi xã hội Trung Quốc quay lưng lại với Pháp Luân Công, áp lực lên các học viên phải từ bỏ đức tin sẽ gia tăng, và từ đó sẽ dễ dàng hơn đối với chính phủ trong việc sử dụng bạo lực đối với những người không từ bỏ. Vụ tự thiêu của năm cá nhân ở Thiên An Môn vào ngày 23 là một bước ngoặt có chủ đích. Cô bé 12 tuổi và cùng người mẹ qua đời, và Đảng Cộng Sản đã đưa hình ảnh đó trở thành trung tâm của chiến dịch phỉ báng Pháp Luân Công. Bằng cách liên tục phát sóng hình ảnh của cơ thể bốc cháy của cô gái và các cuộc phỏng vấn với các cá nhân nói rằng họ tin tự thiêu sẽ đưa đến thiên đường, chính phủ đã thuyết phục nhiều người dân Trung Quốc tin rằng Pháp Luân Công là một “tà giáo.”

 

Cố vấn chế độ nói với báo chí rằng không hề có chiến dịch đàn áp mang tính hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm trước khi có vụ việc đó. “Vị cố vấn cho biết chính sách thay đổi sau vụ tự thiêu ngày 23 tháng 1 và một hội nghị Đảng Cộng sản được tổ chức ngay vào đầu tháng Hai. Vào thời điểm đó, các quan chức đảng kết luận rằng các vụ tự thiêu và chiến dịch tuyên truyền không ngừng theo sau với mục tiêu biến công chúng chống lại Pháp Luân Công. Màn tự thiêu dường như để rêu rao rằng Pháp Luân Công là một giáo phái kỳ quái, và nằm ngoài kiểm soát của đảng, ông nói.”

Hàng loạt các nhóm đoàn thể và phát ngôn trên truyền thông sau đó đã nhắm vào câu chuyện được dàn dựng để hạ thấp uy tín.

Về phía mình, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã tổng hợp phần giới thiệu chung toàn bộ bối cảnh thời gian đó, cùng đoạn phim “Lửa Giả” bao gồm các phân tích chi tiết về đoạn phim của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc về sự kiện này, vạch trần sự thật đó là một trò lừa bịp tinh vi. Philip Pan, lúc còn là một phóng viên Washington Post, đi du lịch đến thành phố hai trong số những người tự thiêu và phát hiện ra rằng, với trường hợp người phụ nữ, không ai từng nhìn thấy cô tập Pháp Luân Công. Tạp chí National Review đã bác bỏ tuyên bố của chế độ về vụ tự thiêu và cho rằng đó là “những lời dối trá có thừa từ Bắc Kinh.”

Câu hỏi còn lại là tại sao Trần Quang Tiêu lại tổ chức cuộc họp báo này. Liệu có phải buổi họp báo là lý do thực sự khiến ông đến Hoa Kỳ?

Ông ta mang theo hai trong số những nạn nhân bị cáo buộc về vụ việc, người mẹ và cô con gái: Hác Huệ Quân và Trần Quả. Cả hai đều bị biến dạng nghiêm trọng, bị cáo buộc do bị bỏng sau vụ tự thiêu. Tuy nhiên, vấn đề nêu lên rằng nếu chế độ Trung Cộng kiểm soát chặt chẽ câu chuyện này, sẽ không thể xác minh rõ được liệu hai cá nhân có thật là người tham gia sự kiện đó 13 năm trước đây không.

Tuy nhiên, mục đích đằng sau việc hai người phụ nữ bị biến dạng kể về câu chuyện này dường như đã rõ ràng.

“Nếu bạn từ bên ngoài nhìn vào, bạn có thể thấy rõ tất cả các uẩn khúc trong câu chuyện,” Helen Nie, 41 tuổi, trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Epoch Times cho biết. “Nhưng trong môi trường đó, bạn bị mắc kẹt, bạn bị nhồi vào đầu với cốt truyện có sẵn. Nó rất thuyết phục: những người dân gồm người già, thanh niên, trẻ nhỏ, sinh viên đại học, tôi đã từng không nghĩ về những điểm đáng ngờ. Tôi tin vào nó, và tôi đã vô cùng tức giận.”

Câu chuyện tuyên truyền đi từ những gì cô gọi là những cáo buộc “trẻ con” về các học viên Pháp Luân Công tự sát không có lý do, hoặc đột ngột mất trí, kịch bản này – một câu chuyện phức tạp hơn nhiều, với hình ảnh gây sốc và lôi cuốn.

“Thật xảo quyệt khi các tuyên truyền nhắm vào lòng thương của người dân,” bà Nie nói. “Khi người dân có sự cảm thông với các nạn nhân bị bỏng, hệ quả là họ bắt đầu thù ghét Pháp Luân Công.”

Liệu đây có phải là lý do tại sao Trần Quang Tiêu, với lời tuyên bố lạ kỳ sẽ mua tờ New York Times, cùng các trò quảng cáo trên đường phố dưới bộ đồ màu xanh lá cây, đã đến thành phố New York?

 

Nguồn: http://theepochtimes.com

Theo Theepochtimes

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.