Trong nghiên cứu năm 1999 của mình, Jan Born – Tiến sĩ, giáo sư thần kinh hành vi học tại Đại học Tübingen ở Đức và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra một hormone đặc biệt gây ra những ức chế gọi là adrenocorticotropin (ACTH). Hormone này có nồng độ cao trong máu khi người ngủ có một sự tiên đoán rằng họ sẽ thức dậy đúng giờ.
Chúng ta thường dậy sớm một vài phút trước khi đồng hồ đổ chuông là do sự ức chế mà hormone ACTH gây ra.
Những điều trên là kết quả của cuộc thí nghiệm trên 15 tình nguyện viên. Tất cả những người này đều bắt đầu giấc ngủ vào lúc nửa đêm. Và họ sẽ tỉnh dậy vào lúc 6 giờ sáng hôm sau với nhóm thứ nhất và 9 giờ sáng với nhóm thứ hai.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đo được nồng độ hormone ACTH trong khoảng thời gian dự kiến trước khi thức giấc ở nhóm thứ nhất có sự gia tăng mà không thấy ở nhóm thứ hai.
Được biết, trong cuộc thí nghiệm này, những tình nguyện viên đều không hề có thói quen dậy vào lúc 6 giờ.
Luciano DiTacchio – Tiến sĩ, trợ lý giáo sư tại Khoa Dược của Đại học Trung tâm Y tế Kansas cho biết mỗi con người đều có đồng hồ sinh học của riêng mình, nhưng chúng lại “chạy” không giống nhau. Việc mỗi con người chúng ta có khả năng dậy sớm tự nhiên là do sự biến đổi nhất định trong gene.
Đó là sự biến đổi của gene KDM5A lần lượt mã hóa một protein gọi là JARID1a để tạo ra biến thể nhỏ trong cách thức mà đồng hồ sinh học thể hiện.
Như vậy, lí do mà bạn thường thức giấc vài phút trước khi đồng hồ đổ chuông là do sự kết hợp giữa gene đảm đương nhiệm vụ đồng hồ sinh học của chúng ta với các hormone kích thích sự ức chế vào buổi sáng.
2014-01-21 00:32:17
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/51662_vi-sao-chung-ta-tinh-day-truoc-chuong-bao-thuc.aspx