ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội
Wednesday, January 22, 2014 18:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội”. Mục tiêu của Đề án là nâng cao năng lực tài chính, phản ánh đúng chất lượng tín dụng.

Đề án sẽ tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu. Tập trung xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Các khoản nợ tồn đọng, không có khả năng thu hồi của 3 chương trình tín dụng mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận bàn giao nguyên trạng từ năm 2003 từ Kho bạc Nhà nước (cho vay giải quyết việc làm), Vietinbank (cho vay học sinh sinh viên), Agribank (cho vay hộ nghèo) và các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo giải pháp xử lý nợ xấu, đối với các khoản nợ xấu bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đủ điều kiện xử lý theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xử lý rủi ro kịp thời theo đúng quy định.

Các khoản nợ đã được khoanh nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010  và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính.

Còn các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao không có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập không ổn định mà gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; học sinh, sinh viên chết, gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ…; người lao động nước ngoài phải về nước trước hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi về nước không có khả năng trả nợ; các khoản nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi nhưng người vay không có ý thức trả nợ do nhiều nguyên nhân như: khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không trả, sử dụng vốn vay sai mục đích… sau khi áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu hồi mà vẫn không thu được nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Các khoản nợ quá hạn khách hàng có khả năng trả nợ, có ý thức trả nợ, những khoản vay được đánh giá có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chỉ đạo quyết liệt trong việc đôn đốc, thu hồi nợ.

Về nguồn vốn xử lý nợ xấu, Quyết định nêu rõ sẽ sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để bù đắp số nợ xấu không có khả năng thu hồi. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, ước tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng này đạt 118.555 tỉ đồng, tăng 4.634 tỉ đồng so với thực hiện 31/12/2012 (tỉ lệ tăng là 4%) và tăng 9.630 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tỉ lệ tăng 8%).

Tăng trưởng dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tập trung vào 03 chương trình tín dụng là: cho vay hộ cận nghèo tăng 5.130 tỉ đồng, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 2.157 tỉ đồng, cho vay hộ nghèo tăng 1.148 tỉ đồng… Riêng dư nợ chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên giảm 2.350 tỉ đồng so với 31/12/2012, nguyên nhân giảm là do các chi nhánh tập trung thu nợ nhưng chưa giải ngân cho vay học kỳ I năm học 2013-2014.

Tổng nguồn vốn của NHCSXH ước đạt 127.300 tỉ đồng, tăng 5.040 tỉ đồng (+ 4,1%) so với cuối năm 2012, chủ yếu từ các nguồn vốn: nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tài chính tín dụng Nhà nước và tổ chức tín dụng Nhà nước giữ cổ phần chi phối (+5.765 tỉ đồng), nhận vốn cấp của ngân sách Nhà nước (từ chương trình PRSC10) để bổ sung vốn cho chương trình tín dụng HSSV là (+1.035 tỉ đồng), nhận vốn ủy thác của ngân sách địa phương (+356 tỉ đồng), nhận tiền gửi tiết kiệm của các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) (+392 tỉ đồng).

Phong Dao

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.