ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Báo Nga phân tích việc Việt Nam từ chối tiểu liên AK-100
Friday, February 14, 2014 20:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bộ Quốc phòng Việt Nam đã từ chối ký hợp đồng tiểu liên AK-100 với Tập đoàn sản xuất vũ khí Rosoboronekspot Nga. Trang quân sự Nga Topwar.ru đã có bài phân tích về nguyên nhân quyết định này của Việt Nam.

Quyết định được đưa ra sau cuộc đấu thầu với sự tham gia của Nga, Israel và Trung Quốc. Theo nhật báo Kommersant, hồ sơ dự thầu của Nga hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được mục tiêu sản xuất 50.000 khẩu súng/năm.

Phía tập đoàn Rosoboronekporta khi đó cũng tin rằng họ có ưu thế bởi từ giữa thế kỷ trước, Việt Nam đã sử dụng tiểu liên AK-47. Trong trường hợp đó, nếu sản xuất súng AK-100 thì quân đội Việt Nam sẽ không gặp khó khăn khi tiếp cận sử dụng vũ khí này.

Báo Nga phân tích việc Việt Nam từ chối tiểu liên AK-100 - Ảnh 1

Quân đội Việt Nam sẽ thay thế AK-47 bằng súng trường Galil Israel.

Tuy nhiên, Việt Nam đã từ chối hợp đồng Ak-100 của Nga bởi mức giá mà Nga đưa ra quá cao – 250 triệu USD.

Hợp đồng sau đó đã được trao cho Israel mà theo các nhà báo Nga, giao dịch này sẽ tiết kiệm cho Việt Nam khá nhiều tiền. Israel đưa ra lời đề nghị cho hợp đồng này là 170 triệu USD.

Trong khi đó, thông tin về hồ sơ chào hàng của Trung Quốc không được tiết lộ.

Như vậy, trong tương lai gần Việt Nam sẽ không sử dụng tiểu liên AK Nga và súng trường Israel Galil ACE, trớ trêu thay, là một biến thể của AK.

Thực tế, quân đội Việt Nam đã quyết định tập trung sản xuất Israel ACE 31 và ACE 32 sử dụng đạn 7,62 × 39 mm khi hồi cuối tháng 1/2014, kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đưa tin về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng – Thượng tướng Nguyễn Thành Cung tại nhà máy sản xuất vũ khí Z111 ​​ở Thanh Hóa.

Theo topwar.ru, việc xây dựng nhà máy liên quan đến công ty Israel Weapon Industries. Chi phí xây dựng nhà máy ước tính khoảng 100 triệu USD. Trong tương lai quân đội Việt Nam sẽ thay thế toàn bộ tiểu liên lỗi thời AK-47 sử dụng từ năm 1965.

Giám đốc điều hành của tập đoàn Kalashnikov là Alexei Krivoruchko cho rằng Nga đã đề xuất một chi phí quá cao.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam là một trong những nhà nhập khẩu chính vũ khí và các thiết bị quân sự Nga. Mất 250 triệu USD dường như không khiến Rosoboronexport thất vọng lắm bởi mỗi năm Việt Nam vẫn là đối tác quân sự của Nga với các hợp đồng trị giá ít nhất 1,5 tỷ USD.

Konstantin Makienko, chuyên gia tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, tin rằng giá cao là vấn đề cơ bản của tất cả các hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga ở thời điểm hiện tại.

Súng trường Galil ACE – ACE-31 và ACE-32 – giống hệt nhau và chỉ khác nhau về độ dài của nòng súng. Theo các chuyên gia quân sự Nga, súng trường Galil sử dụng trong quân đội Israel có thiết kế dựa trên tiểu liên AK.

Theo chuyên gia quân sự Maxim Popenker, tổng biên tập world.guns.ru, mặc dù Galil ACE gần gũi với AK về công nghệ nhưng hiện đại hơn và nhỏ gọn hơn. Súng của Israel còn có thể gắn kèm nhiều thiết bị tối tân khác.

Báo Nga phân tích việc Việt Nam từ chối tiểu liên AK-100 - Ảnh 3

Súng trường Galil ACE 32.

Theo ông Maxim, một lý do khác mà Việt Nam từ chối AK-100 đó là ngoài giá thành cao, AK ban đầu được thiết kế để sản xuất đại trà trên quy mô lớn. AK-100 vẫn dựa trên công nghệ của AK-47, với hàng triệu khẩu súng có thể sản xuất hàng loạt. Bằng cách này, AK đã được trang bị cho quân đội Liên Xô và các đồng minh.

Tuy nhiên, với các nước nhỏ thì chỉ cần sử dụng các máy CNC thông thường là đã hiệu quả và đủ để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, vấn đề tiết kiệm chi phí lại được giải quyết hợp lý.

Cần lưu ý rằng công ty Israel Weapon Industries có ý định nghiêm túc nhắm vào thị trường quốc tế. Chính vì vậy Israel đã xây dựng một nhà máy sản xuất súng trường tấn công Galil và Galil ACE ở Colombia gần Bogota. Theo Agence France-Presse, khối lượng sản xuất hàng loạt tại nhà máy là 45.000 khẩu súng một năm. Ngoài ra, Israel còn có nhà máy sản xuất ở Peru và Uruguay.

Ông Maxim Popenker không loại trừ khả năng rằng nhà máy Galil ở Việt Nam không chỉ sản xuất đủ vũ khí để tái trang bị cho quân đội mình, mà còn có khả năng xuất khẩu, trong khi Israel sẽ nhận tiền bản quyền.

Hoàng Nguyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.