Vũ trụ có thể là hữu hạn nhưng cũng có thể là vô hạn. Nhà vật lý học Brian Greene nói: “nếu nó là vô hạn thì nó có nghĩa là có khả năng tồn tại các vũ trụ song song.”
Ông đã sử dụng phép ẩn dụ để giải thích ý tưởng về vũ trụ song song với báo NPR.
Hãy hình dung vũ trụ như một cỗ bài.
Ông Greene nói: “Bây giờ, nếu bạn xáo trộn cỗ bài đó, [sẽ] có rất nhiều trình tự sắp xếp được tạo ra. Nếu số lần xáo trộn đủ nhiều, các trình tự sắp xếp sẽ phải lặp lại. Tương tự như thế, với một vũ trụ vô hạn mà chỉ [có] một số lượng hữu hạn các hình thái của vật chất, thì hiển nhiên trật tự sắp xếp của các hình thái vật chất này sẽ phải lặp lại.”
Ông nói rằng rất nhiều học giả đang xem xét một cách nghiêm túc khả năng sự tồn tại của đa vũ trụ đồng thời tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau.
1. Các vũ trụ bong bóng
Nhà vũ trụ học Alexander Vilenkin ở trường đại học Tufts nói rằng các túi không gian có thể bắt đầu giãn nở ra sau vụ nổ Big Bang, tạo ra nhiều “vũ trụ bong bóng” riêng biệt.
Theo lý thuyết của Vilenkin, quả bong bóng của chúng ta đã ngừng giãn nở, tạo [ra] những điều kiện nhất định trong vũ trụ này – nhưng những vũ trụ khác tiếp tục giãn nở và mang những tính chất vật lý hoàn toàn khác xa với tính chất trong những vũ trụ mà chúng ta quan sát được.
- Vũ Trụ của chúng ta là hình ảnh ba chiều lồi ra từ Vũ Trụ Khác
“Lý thuyết dây” xem vũ trụ như một thế giới tạo ra từ những dây rất mỏng và liên tục dao động. Các sợi dây tạo ra một lực kéo mà chúng ta hiểu là trọng lực. Thế giới của những [sợi] dây được hiểu là hình ảnh ba chiều được phóng ra từ vũ trụ có chiều thấp hơn, một vũ trụ đơn giản hơn, phẳng hơn và không có trọng lực.
- Theo nhà vật lý Greence, các khoảng trống lớn trong không gian có thể là đường liên thông tới các vũ trụ khác.
Khoảng trống trong không gian hay còn được gọi là các “lỗ” vũ trụ. Một lỗ vũ trụ trong không gian trải dài 1 tỷ năm ánh sáng đã khiến các nhà Khoa học bối rối khi nó được phát hiện vào năm 2007, và sau đó một lỗ vụ trụ khác trải dài 3,5 tỷ năm ánh sáng được phát hiện vào năm 2009. Người ta không thể sử dụng những kiến thức về vũ trụ cũng như kiến thức về sự biến đổi trong vũ trụ hiện nay để giải thích chúng.Những khoảng trống có kích thước như thế này không thể được hình thành trong khoảng thời gian sau vụ nổ Big Bang, bởi vì chúng cần có nhiều thời gian hơn để hình thành.
Laura Mersini – Houghton, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, nói với tạp chí New Scientist lý thuyết của bà: “Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn của một vũ trụ khác nằm ngoài rìa vũ trụ của chúng ta.” Bà còn cho rằng “rối lượng tử (1)” giữa vũ trụ của chúng ta và [vũ trụ] khác để lại một khoảng trống khi các vũ trụ tách rời nhau.
(1) Rối tượng tử (quantum entanglement ): là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau (theo Wiki).
- Những Vũ trụ song song có thể va đập vào nhau
Theo ông Paul Steinhardt, giáo sư vật lý của trường đại học Princeton và ông Neil Turok, giám đốc của viện Perimeter ở Ontario, Canada thì vụ nổ Big Bang hiện là lý thuyết [giải thích] về nguồn gốc của vũ trụ, vụ nổ này có thể được tạo ra bởi sự va chạm của hai vũ trụ ba chiều trong một không gian có chiều khác. Vụ nổ này cũng có thể là một trong vô số vụ nổ Big Bang khác – kiến tạo ra vũ trụ theo một chu kì nào đó có thể.
Lý thuyết của họ một phần dựa trên “lý thuyết dây”. Lý thuyết này được trích dẫn trong dòng miêu tả về cuốn sách mà họ viết, “Vũ trụ vô tận sau vụ nổ Bigbang”: “[Chúng tôi] cho rằng cái mà chúng ta nghĩ là thời điểm khởi thủy hình thành nên vũ trụ chỉ là một phần đơn giản trong một chu kì vô hạn của các va chạm khủng khiếp giữa vũ trụ chúng ta và một thế giới song song.”
Nguồn dịch : Epochtimes Vietnam – Việt Đại Kỷ Nguyên
Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/…/478463-is-there-more…/