ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Con người tự do hay con rối cuộc đời?
Friday, February 7, 2014 11:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1zUXFiOHdSei1Xay9Vdk5ULWY3aGFzSS9BQUFBQUFBQUxjby8zQ3NpNDByZkNpMC9zMTYwMC9jb24rbmclQzYlQjAlRTElQkIlOURpK3QlRTElQkIlQjErZG8raGF5K2NvbityJUUxJUJCJTkxaS5KUEc=
Photo: Billy Hathorn
Ngày trước tôi rất hay bày tỏ quan điểm của mình trong việc làm những gì mình thích nhưng giờ thì hết rồi. Đã không còn mấy ai tin vào chính mình nữa. Có nhiều khi tôi nghĩ, không biết là vì cái lý gì mà người Việt chúng ta u mê đến mức đó, một niềm u mê mà hễ đụng đến là giãy nẩy như con trùng con giun.
Làm cái này đi, nhiều tiền lắm
Làm cái kia đi, sướng lắm
Làm cái nọ đi, dễ lắm
Ồ, tất cả những gì chúng ta đang nhận được ở đất nước mình là vậy, một đất nước với nền văn hóa mà mọi người hướng đến cái điều dễ, hướng đến sướng, đến khỏe, đến nhiều tiền… Tôi chỉ cảm thấy tiếc thôi, có gì đó bất ổn, và khi tôi mạnh miệng nói ra điều gì là khi đó mang trong mình những cái tội: Trả treo, hỗn, mơ mộng, vân vân…

Nền văn hóa lâu đời, cách nhau một hoặc hai thế hệ, một bộ phận bước ra từ chiến tranh, lớp khác bước ra từ thời bao cấp – đất nước đóng cửa, đói kém, ít đọc sách, thoái hóa về ý chí, vân vân. Có quá nhiều lý do để xã hội Việt Nam hình thành những hệ tư tưởng “đóng”. Phải, quan điểm của các thế hệ trước và cả thế hệ trẻ thụ động không đủ khả năng để thúc đẩy đất nước phát triển. Hơn nữa họ còn phụ họa nhau trong việc ngăn cản người khác trở nên khác biệt, lý do rất đơn giản chỉ là vì đến từ cái tôi.
Sẵn đây, nói một chút về cái tôi đã. Ngàn đời nay, con người mang trong mình một cái tôi, nhiều người tu tập có tư tưởng loại bỏ cái tôi, tuy nhiên với tôi thì điều này không cần thiết và cũng không phù hợp với đại đa số. Cái tôi sẽ cực kỳ tai hại nếu kết hợp với một nhận thức thấp, nó dẫn người ta tới u mê và ngu muội. Nhưng cái tôi lại sẽ giúp cực kỳ hữu ích trong trường hợp người ta dùng nó để kiên định tiến bước đến những điều mà bản thân mình ao ước.
Cho phép tôi lan man thêm một chút nữa nhé! Tôi muốn dùng ít dòng kế tiếp để nói đến tình yêu, vì nó có liên quan (nếu không muốn nói là bản chất) của sự việc này. Bản chất của tình yêu là gì? Tôi yêu ai nhất? Tôi không ngần ngại trả lời: TÔI YÊU TÔI NHẤT. Không phải bạn gái tôi, không phải những người tôi đi từ thiện, không phải ai cả. Bản chất của tình yêu là yêu mình, ngay cả việc yêu người khác cũng là yêu mình, vì người có tâm thiện sẽ cảm thấy khó chịu khi không yêu người khác, chính việc sẽ có thể khó chịu làm người ta yêu người khác. Khi chúng ta có người yêu, chúng ta yêu họ vì họ làm chúng ta thấy thoải mái, chúng ta yêu cha mẹ vì họ nuôi dưỡng ta, chúng ta yêu một người ngoài đường vì điều đó làm chúng ta cảm thấy tự hào, phấn khởi và vui thích. Cuộc sống chỉ có một vị là yêu cũng giống như nước biển có một vị là mặn. Bản chất của cuộc sống là tình yêu, bản chất tình yêu chính là yêu bản thân mình, đó là nguyên nhân của tất cả những vấn đề chúng ta đang có. Vì yêu mình mà nhiều khi chúng ta yêu người khác, cũng chính vì yêu mình mà nhiều khi chúng ta cũng sinh ghét và ganh tỵ với người khác. Vậy nên hiểu, tình yêu là cội nguồn…
Cái tôi đến từ tình yêu bản thân mình, hai cái đó có lẽ là một, nhưng sẽ là tình yêu hay nỗi ích kỷ là do nhận thức của mỗi người, mỗi dân tộc cả. Một dân tộc đọc sách nhiều, tư tưởng mở sẽ hướng đến tình yêu; một dân tộc đọc sách ít hay không đọc sách, tư tưởng đóng sẽ dẫn đến ích kỷ; đều có nguyên nhân cả.
Đừng hỏi tại sao những người Việt xung quanh sợ bạn khác biệt. Ở một quần thể mà toàn những con người có nhận thức thấp thì tình yêu bản thân chẳng mấy chốc sẽ trở thành ích kỷ và sợ hãi và nhút nhát. Bỏ qua việc không trọng nhân tài của chính sách hiện tại, tôi muốn nói đến việc người dân tự đạp chết những nhân tài trước khi nhà nước bóp nát những nhân tài. Những người xung quanh sợ bạn khác biệt, sợ không còn ai như họ, sợ không còn những người cùng phe, cùng hội, cùng thuyền, nếu không tin bạn có thể xem cách người trẻ Việt chơi theo nhóm nhiều hơn là cộng đồng, đa số đi đâu cũng có bạn hơn là có thời gian suy nghĩ một mình. Cha mẹ của bạn sợ bạn không có cơm ăn, sợ bạn không làm họ tự hào (họ đang yêu họ đấy), sợ phải lo lắng thêm về bạn; tôi không muốn nói xấu hay tầm thường hóa tình yêu thiêng liêng đó, nhưng cha mẹ cách nhau 1 – 2 thế hệ không đủ “hiện đại” để hiểu hết chúng ta.
Thấy gì chưa? Mọi người đều yêu bản thân họ và bạn cũng đang yêu bản thân mình, không có gì khúc mắc hay lạ lẫm ở đây cả. Thế mà chúng ta lại nhờ người khác nhận định về mình, phân tích cái gì là đúng đắn cho mình, ngờ xem người khác nghĩ gì về mình. Có điều gì đó bất ổn! Bạn có thấy thế không? Chúng ta…chúng ta cóc tin bản thân mình các bạn ạ. Chúng ta cóc tin, nhưng chúng ta vẫn yêu, rồi mâu thuẫn, rồi xung đột, rồi hối hận, rồi trách móc, rồi than phiền, phải không? Làm cái này, làm cái kia, cái đó ít tiền, cái này nhiều tiền, hãy thực tế, hãy… Đó, bạn thấy chưa, chúng ta đang bị dao động bởi những điều đó. Đó là lý do mà tôi dần dần ít thể hiện mình, ở Việt Nam, nơi mà mọi thứ tư tưởng mở ít được chào đón, tôi thà lẳng lặng âm thầm làm còn hơn là nói ra để bị công kích. Tôi nghe người khác nói và thu thập thông tin, tôi nghe người khác khuyên để nhìn nhận đa chiều, chứ tôi không có cần thêm những con người ngăn cản và nhút nhát và phán rằng tôi được làm gì hay không được làm gì.
Có một câu cứ vang mãi trong đầu tôi lâu nay: TẠI SAO XÃ HỘI VIỆT NAM LẠI RA SỨC HÙNG HỤC NGĂN CẢN TỰ DO HƠN LÀ KHUYẾN KHÍCH?
Hãy xem Bronnie Ware, một nữ y tá, đã ghi lại những điều mà những người sắp chết thường hối tiếc nhất. Để tôi nói 3 trong 5 điều mà họ thường hối tiếc nhất trong cuộc sống cho bạn biết nha:
* Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn
* Tôi ước có đủ dũng cảm để bày tỏ cảm xúc
* Tôi ước, giá tôi để bản thân được hạnh phúc hơn.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1LYXJ6X05PdEV2MC9Vdk5VV21rT3ZMSS9BQUFBQUFBQUxjdy9zOGdoRDhDLWVtdy9zMTYwMC81LWRpZXUtaG9pLXRpZWMtdHJ1b2Mta2hpLWNoZXQucG5n
Không phải tất cả, nhưng đa số, từ bao giờ chúng ta trở thành một bản thể hỗn tạp với rất nhiều thứ chắp ghép từ người khác? Mỗi nơi nhận một ít và chúng ta trở thành một nhân vật chả ra cái gì cả, chẳng có chút bản sắc, chúng ta chẳng có gì để người khác phải học, chúng ta quá mờ nhạt, chúng ta cũng chẳng hạnh phúc, chúng ta quá nhàm chán và vô vị… Rồi chúng ta cùng hội cùng thuyền với những người tầm thường mà ngày trước mình rất ghét, rồi chúng ta bắt đầu học những lý lẽ để biện hộ như những người cùng thuyền, rồi chúng ta thành một thành viên trong cái đám đông nhốn nháo đó.
Đi tư vấn cho tùm lum người, điều mà tôi nhận ra là: Chúng ta luôn tự biết mình cần gì và phải làm gì. Nhưng chúng ta thích hỏi người khác và tin tưởng ở họ hơn bạn ạ. Có lẽ đó là cách mà chúng ta nên làm theo vì sẽ có ít nhất một đồng minh cảm thông khi chúng ta thất bại hay thoái lui. Chúng ta không có cái tôi mạnh mẽ thực sự, chúng ta cũng chẳng biết chịu trách nhiệm với những gì mình nói và những gì mình làm. Chúng ta không thích trả giá nên chúng ta khoái “khỏe” hơn.
Người ta nói: Người Việt thông minh nhưng chỉ có chí khí khi nguy nan tới mà thôi. Lịch sử 4000 năm, lịch sử đoạt giải các kỳ thi Olympia rõ ràng là đã chứng minh điều đó, nhưng giờ thì hết rồi. Tự mãn, ích kỷ, tham tiền, vô cảm, lý thuyết, hình thức đã chiếm lĩnh đại đa số con người trên mảnh đất này, rồi từ bao giờ những điều đó trở thành chân lý chẳng hay?
Tố chất người Việt thì cả thế giới đã phải nể phục từ lâu nhưng lại chẳng có cơ hội phát triển. Dư luận ở mảnh đất Việt Nam này là một điều gì đó rất kinh khủng và đáng khiếp sợ. Đừng đụng đến dư luận nếu không muốn tan xác. Mà dư luận nơi đây thì lại giữ những quan điểm cổ hủ mà không cách chi có thể khai hóa cho được. Chỉ còn một cách duy nhất để tự lo cho bản thân mình, đó là: Đừng nghĩ gì về dư luận nữa. Mà dư luận là ai? Dư luận là những người xung quanh, những người mà cứ ra sức chửng tỏ nhận thức thấp của họ qua việc ngăn cản người khác sống một cuộc đời tự do. Có nhiều khi tôi tự hỏi, tại sao họ có thể cảm thấy “bình thường” trong một môi trường và hệ lý luận cổ hủ đến vậy.
Việt Nam sẽ thay đổi tích cực nếu xuất hiện nhiều hơn những con người dám tin vào bản thân mình mà tạo cho đất nước những điều khác biệt, cho những người xung quanh những điều hữu ích. Mỹ có Benjamin Franklin, Nhật có Fukuzawa Yukichi thì Việt Nam cũng cần những anh tài dám tự tin, kiên định, dũng cảm và chịu khó cho một tương lai tươi sáng.
Tin vào chính mình, trả một cái giá và chịu trách nhiệm là những phẩm chất để tạo nên những điều khác biệt, chỉ có bạn mới hiểu rõ cái thế giới của chính mình. Vì rất có thể:
“Tất cả những thứ khác chỉ là những lời đồn đại không thể xác định, vô dụng, và có khả năng chỉ là dối trá.” – Terence McKenna
Và hãy nhớ:
“Con người thật của bạn không phải là con rối để cuộc đời đưa đẩy” – Alan Watts
-Lục Phong-
2/2/2014
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.