Trong bức ảnh này một người tiêu dùng đang tìm vitamin vào ngày 10 tháng Bảy năm 2001 tại một cửa hàng ở Melrose, MA. Các sản phẩm thuốc bổ đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. (Darren McCollester/Getty Images)
Nếu bạn đang dùng vitamin, rất có khả năng là chúng được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dân số lão hóa và phát triển hướng tới việc đề cao sức khỏe tại Hoa Kỳ đã làm thúc đẩy sự phát triển của một thị trường vitamin và các chất bổ dưỡng trị giá $ 2.8 tỷ đô, và nó được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 3% một năm.
Hơn một nửa người Mỹ trưởng thành là có sử dụng vitamin và các chất bổ sung. Họ có thể không biết họ đang ăn các sản phẩm được làm từ Trung Quốc, hoặc được làm từ các nguyên vật liệu từ Trung Quốc.
Trung Quốc chiếm hơn 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ, theo tờ Seattle Times. Hãy nghĩ có bao nhiêu nhãn mác đang quảng cáo có chứa Vitamin C. Vitamin C đi vào nhiều sản phẩm đồ ăn và đồ uống – hầu như tất cả thực phẩm chế biến cho con người cũng như vật nuôi đều có chứa Vitamin C.
Người tiêu dùng không có cách nào biết được vitamin C bổ sung có nguồn gốc từ Trung Quốc, bởi vì không có quy định yêu cầu ghi nhãn mác nguồn gốc xuất xứ trong các thành phần.
Điều này có thể làm tăng một chút căng thẳng khi một vụ bê bối về an toàn thực phẩm Trung Quốc trở thành vấn đề hàng ngày.
Dưới đây là năm sự thật mà bất kỳ người tiêu dùng vitamin nào cũng nên biết.
1. Chỉ có 2% của tất cả các loại vitamin và chất bổ sung nhập khẩu khác được kiểm tra. Tại sao? Vitamin và các chất bổ sung được phân loại là “thức ăn” theo luật – và do đó nó không phải chịu sự giám sát pháp lý chặt chẽ như thuốc kê toa.
2. Các khu vực sản xuất vitamin và chất bổ sung hàng đầu của Trung Quốc là đều nằm trong số những nơi ô nhiễm nhất trong cả nước (và cũng có nghĩa là trên toàn thế giới).
Vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng thường sử dụng các sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu chính. Tỉnh xuất khẩu vitamin hàng đầu, Chiết Giang, có một mức độ đáng báo động về sự ô nhiễm đất từ kim loại nặng. Thực tế, một phần sáu đất nông nghiệp của Trung Quốc cũng đều bị ô nhiễm nặng.
Ví dụ, gạo trồng ở một số tỉnh nông nghiệp trọng điểm đã được báo cáo là có chứa Cadmium quá mức, là một kim loại thường được tìm thấy trong các loại pin, thuốc nhuộm, và các chất thải công nghiệp để làm nhựa. Nó có thể gây bệnh về thận nghiêm trọng.
Nước tưới là một cơn ác mộng: Một nửa trong số các cơ quan cấp nước lớn ở Trung Quốc đang bị ô nhiễm, cung cấp 86% lượng nước cho các thành phố. Ô nhiễm chủ yếu bị gây ra bởi quá nhiều nhà máy trên cả nước, mà hiếm có nhà máy nào có đầy đủ thiết bị để xử lý ô nhiễm. 70% đến 80% chất thải công nghiệp của cả nước đều được thải trực tiếp ra các con sông.
3. Ngay cả những nhãn mác được dán nhãn là “hữu cơ” cũng không an toàn, vì các tiêu chuẩn hữu cơ của USDA quy định không giới hạn về mức độ ô nhiễm kim loại nặng đối với các thực phẩm hữu cơ được chứng nhận.
4. Khoảng 6.300 người Mỹ trên toàn quốc phàn nàn về những phản ứng có hại khi bổ sung chế độ ăn uống từ năm 2008 đến năm 2012, theo thống kê của FDA. Nhưng con số thực tế có thể cao hơn gấp 8 lần, một số chuyên gia cho rằng, bởi vì hầu hết mọi người không tin các sản phẩm về sức khỏe có thể làm cho họ bị bệnh. Trong khi không phải tất cả các vấn đề đó được gây ra bởi ô nhiễm ở Trung Quốc, ô nhiễm có thể đóng một vai trò trong đó.
5. Điều tồi tệ nhất là vitamin Trung Quốc được sản xuất ở khắp nơi, và ngay cả những người không tiêu thụ vitamin và các chất bổ sung hầu như cũng không thể tránh khỏi. Nhiều vitamin cuối cùng cũng trở thành các thành phần trong các mặt hàng như nước giải khát, thực phẩm, thức ăn gia súc, và thậm chí cả mỹ phẩm.