ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Không Khí Ô Nhiễm Tại Trung Quốc Đang Làm Thay Đổi Cả Thời Tiết
Thursday, February 20, 2014 19:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bức ảnh được chụp vào ngày 22/1/2013 cho thấy cảnh một nhà máy nhiệt điện đang thải khói bụi dày đặc vào bầu khí quyển tại Trường Xuân, phía Đông Bắc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn tình trạng ô nhiễm khí quyển, nhưng theo các chuyên gia, điều này chỉ có thể làm được khi nền kinh tế đang được vận hành bởi tình trạng lạm dụng chất đốt và xe cơ giới được tái cơ cấu

Bức ảnh chụp vào ngày thứ ba (29/1/2013) chụp một người đàn ông đeo khẩu trang giữa màn sương mù dày đặc trên quảng trường Thiên An Môn - một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc với số lượng khách du lịch lớn. Tuy nhiên, lượng du khách đang giảm đột ngột trong năm nay, một phần do tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tệ. (AP Photo/Ng Han Guan, File)

 Ô nhiễm không khí trên toàn Châu Á nhất là ở Trung Quốc, đang ảnh hưởng đến tình hình thời tiết toàn cầu.

Tạp chí Nature Communications vừa qua đã đăng tải một bài báo phản ánh tình trạng ô nhiễm không khí tới mức báo động tại Trung Quốc, với các bằng chứng dựa trên các dữ liệu thu thập về các hạt aerosol (phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí), phân tích dựa trên các mô hình khí hậu và khí tượng học trong 30 năm qua.

Ảnh vệ tinh cho thấy một cụm mây ô nhiễm không khí khổng lồ ở phía bên trái. Nhật Bản ở phía bên phải. Ảnh: NASA JPL

 

Giáo sư khí tượng học tại Đại Học Texas A&M và là đồng tác giả của nghiên cứu – Renyi Zhang, nhận định: “Các mô hình cho thấy rõ ràng ô nhiễm bắt nguồn từ châu Á gây ảnh hưởng tới tầng thượng khí quyển, có vẻ như làm gia tăng cường độ các cơn bão và lốc xoáy”.

“Ô nhiễm khí quyển sẽ tác động đến quá trình tạo mây, lượng mưa, cường độ bão và các nhân tố khác, thậm chí là ảnh hưởng đến khí hậu. Chắc chắn ô nhiễm tại châu Á có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho biểu đồ thời tiết đối khu vực Bắc Mỹ này”.

BẮC KINH VÀ HƠN THẾ NỮA

Sau hơn 3 thập niên tăng trưởng bùng nổ, hàng loạt các nhà máy sản xuất quy mô lớn, khu công nghiệp, nhà máy điện, và các công trình khác được xây dựng lên, tạo ra một lượng khổng lồ các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này cho thấy một khi được phát tán lên bầu khí quyển, các hạt hụi công nghiệp làm ảnh hưởng đến quá trình tạo mây và hệ thống khí hậu toàn cầu.

Tăng lượng khí đốt và khí thải xe cơ giới là những nguyên nhân chủ yếu cho sự ô nhiễm tại Trung Quốc và các nước Châu Á khác.

Zhang nói: Mức độ ô nhiễm không khí ở một số thành phố của Trung Quốc, ví dụ như Bắc Kinh, thường vượt quá ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) khoảng 100 lần.

Một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ung thư phổi tăng gần 400% ở một số địa phương đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Ô NHIỄM CAO TỚI 6 DẶM

Tình trạng ô nhiễm có xu hướng tồi tệ hơn vào mùa đông, thời điểm mà thời tiết bị tù đọng trong khi lượng chất đốt công nghiệp tăng vọt tại rất nhiều thành phố. Điều này có thể gây ra tình trạng ô nhiễm khói bụi kéo dài cả tuần. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ thắt chặt hơn nữa các tiêu chuẩn về ô nhiễm và cung ứng nguồn lực tài chính để giải quyết vấn nạn này.

Đồng tác giả của cuộc nghiên cứu, giáo sư khí tượng học tại Đại Học Texas A&M R. Saravanan nói: “Các mô hình sử dụng và dữ liệu thu thập được rất khớp với kết quả chúng tôi đưa ra”. “Lượng hạt aerosol khổng lồ từ Châu Á bao phủ lên đến chiều cao sáu dặm trong tầng khí quyển và nó đã tạo ra một ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình tạo mây và hệ thống thời tiết.”

Zhang cũng nói thêm: “Chúng ta cần làm thêm một số nghiên cứu trong tương lai để xác định rõ cách thức những hạt aerosol lan tỏa và tác động đến khí hậu toàn cầu. Có rất nhiều kết quả quan sát và mô hình khí quyển khác nữa mà chúng ta cần phải xem xét để hiểu cặn cẽ hoạt động của toàn bộ quá trình này”.

Yuan Wang, đồng nghiệp của Zhang nghiên cứu tại Đại Học Texas A&M, và hiện đang làm việc tại Phòng Thử Nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA trong vai trò nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Caltech.

NASA, cơ sở Siêu Máy Tính của Đại Học Texas A&M, và Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Trung Quốc là nhóm tài trợ cho nghiên cứu này.

Nguồn: Đại Học Texas A&M

Bài gốc đăng tại:http://www.futurity.org

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.