ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nói chuyện Trung Quốc với Nhà văn Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú, bài 7- Tây Du Ký xuất xứ từ Việt Nam hay Trung Quốc?
Sunday, February 16, 2014 22:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ông Trần Đình Hiến cười mỉm nói: Tam quốc diễn nghĩa có hay không? Hay chứ. Người Trung Quốc và Việt Nam mấy trăm năm truyền tụng. Không ít anh lấy đó làm sách gối đầu giường, rồi tốn bao nhiêu giấy mực, bàn tán không ngớt. Tào Tháo trở thành chót vót gian hùng. Nào Lưu, Quan, Trương, nào Ngô, Thục… Vô vàn mưu ma chước quỷ, thủ đoạn phô bày. Ông Hiến nói, do vị trí công tác, ông Hiến đã nói chuyện với nhiều anh ở các đại sứ quán một số nước phương Tây, họ ngạc nhiên sao người ta lại có thể say mê tán tụng một quyển sách đồi bại như thế. Họ cho rằng, trong Tam Quốc diễn nghĩa không có dòng nào xây dựng nhân cách, không có khát vọng tự do, tất cả đều ca tụng sự nô dịch. Tóm lại, theo họ, đó là một cuốn sách hủ bại. Bởi vì nó cổ vũ tiêu diệt nhân cách, phi nhân tính. Những người ở nền dân chủ phương Tây, thấm nhuần văn hóa nhân bản, ngạc nhiên thấy có thể tán tụng một cuốn sách dạy băng hoại nhân cách như vậy.
Tôi ngẫm thấy cũng có lý. Con người trong xã hội Tam Quốc lúc nào cũng phải mưu mẹo, nghĩ kế lừa nhau. Sinh linh trong xã hội Tam Quốc không hơn con nhái con cá. Một trận có thể chém hàng trăm thủ cấp chỉ vì một ý thích vớ vẩn của một viên tướng. Tào Tháo thua trận Xích Bích, mấy chục vạn quân chết trong một ngày, sau đó chạy tả tơi, vẫn ngửa cổ lên trời cười và cám ơn trời vẫn còn cho ông ta sống. Rồi những nhà Tam Quốc học tán tụng nhân cách phi thường của Tào Tháo.
Có lẽ, sống trong cái thiên hạ bá chủ là Hán, đầy những mưu mô thủ đoạn, nên người ta cũng tự vũ trang cho mình một loại mưu sống. Thật thật mà giả giả thì sống, chứ cứ thật như đếm thì chết. Ngô hay Thục đều quay cuồng trong cái bể Nho giáo cả, vùng vẫy trong học thuật của người Hán, rồi cuối cùng thua anh Tào Tháo gian hùng, một người xuất thân từ nước Ngụy phía Bắc Trung Quốc. So với Lưu và Tôn, thì Tào có chất Hán hơn cả. Tào Tháo là đại hảo Hán. Tam Quốc diễn nghĩa chính là sản phẩm của nền văn hóa Hán.

Theo ông Trần Đình Hiến, trong “tứ đại kỳ thư” mà người Trung Quốc tuyền tụng, thì Tam Quốc diễn nghĩa chiếm vị trí chót vót, rồi đến Hồng Lâu Mộng, và Thủy Hử. Xét cho cùng, “Hồng” và “Thủy” là hai tác phẩm con đẻ của nền văn hóa Hán lấy Nho giáo làm nền tảng. Hàng trăm năm nay, nguyên sách tán tụng các tác phẩm này mà xếp liền nhau có thể lên mặt trăng được. Nghe ông Hiến nói vậy, tôi mới thấy sáng ra điều này, Xã hội Trung Quốc trong hai tác phẩm đó từ câu đầu đến chữ cuối thấm đẫm nặng Nho. Đến nỗi, thế hệ sau này, sự giáo dục Nho giáo đã phai nhạt khá nhiều rồi, mà cứ đọc hai quyển ấy là hiểu cơ bản về Nho giáo. Coi như nó là loại “thực hành Nho giáo” vậy.
Còn quyển tiểu thuyết thứ tư, Tây Du ký, lại có số phận hoàn toàn khác. Theo ông Trần Đình Hiến, dù có bênh vực cho văn hóa Hán như những tay trí thức Hán có tư tưởng Đại Hán, thì cũng phải công nhận Tây Du ký có khá nhiều nghi vấn.
Nghi vấn thứ nhất là hoàn cảnh ra đời. Hàng trăm năm nay, ngay tại Trung Quốc, ngay từ khi tung ra Tây Du ký, đã có nghi ngờ đây không phải tác phẩm của Ngô Thừa Ân. Tại sao sau khi Ngô Thừa Ân chết rất lâu, thì người cháu của ông mới công bố tác phẩm này? Theo ông Hiến, thư tịch cổ Trung Quốc cũng phân tích những tác phẩm thực sự của Ngô Thừa Ân, mà không hiểu nối tại sao ông ấy lại có cuốn tiểu thuyết này giấu đi?
Ông Trần Đình Hiến nghiêng về ủng hộ một phát hiện lý thú: Tây Du ký không phải sản phẩm của nền văn hóa Hán. Thứ nhất, Phật giáo thời Ngô Thừa Ân không đủ cơ sở lý luận để ra đời một bộ sách như Tây Du ký. Điều này có lẽ phải nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và Nam Trung Quốc thì mới thấy sáng tỏ ra được.
Lập luận thứ hai, từ chính văn bản Tây Du ký. Nghiên cứu Tây Du ký, trật ra đầy rẫy những khập khiễng. Nếu chỉ từ văn bản, cũng thấy nếu từ kinh đô Đại Đường đi Tây Trúc, thì phải là Nam du, chứ sao lại Tây Du đâm đầu vào Tây Tạng. Một loạt nước mà thày trò Đường Tăng gặp trên đường đi, tại sao không có nước nào nằm trong ảnh hưởng của nước Đại Đường, mặc dù họ biết Đại Đường, nhưng coi nước Đường như một nước bé tý, chả ra gì. Vào thời Đường, nước Đại Đường tất nhiên là một nước lớn trong thiên hạ, các tiểu quốc nếu gặp thày trò Đường Tăng không thể khinh thị coi thường đến thế.
Vấn đề thứ ba là, con người Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Chư Bát Giới đúng là con người của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tư duy nhỏ bé, tủn mủn. Tư duy của Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Sa Tăng phù hợp một cách lạ lùng với triết lý “Cư trần lạc đạo” của Thiền Trúc Lâm. Dễ hiểu tại sao người Việt Nam từ xưa tiếp thu Tây Du ký một cách tự nhiên như thế. Nếu Ngô Thừa Ân viết Tây Du, chắc hẳn ông đã biết và đi tu theo phái Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.
Vấn đề thứ tư là, vai trò Phật Bà Quan âm đặc biệt được đề cao. Vào thế kỷ 16, những phái Phật giáo ở Nam Trung Quốc không tôn thờ Quán Thế âm Bồ Tát như vậy, mà các Thiền phái còn đang đua nhau vai trò chủ lưu ở các thiền môn, loay hoay phát triển các lý thuyết Phật Đại thừa và đặc biệt là Thiền. Đằng này, miêu tả thời Đường như vậy thì càng lạ lẫm. 
Theo ông Trần Đình Hiến, nhiều năm qua ông đã tìm kiếm vết tích về một phả hệ họ Ngô của Ngô Thừa Ân, và tìm kiếm bất cứ dấu vết nào của Đại Việt từ vụ cướp phá văn hóa thời Minh. Đã có thông tin vào năm 1416, một đoàn các nhà Nho khoa bảng Trung Quốc đến Đại Việt, làm một sứ mạng là lấy đi bất cứ cái gì có văn tự, cái gì không mang đi được thì đập phá. Thời Minh thuộc, các đền đài lăng tẩm đều bị san bằng, văn tự bị cướp và đốt. Ông Trần Đình Hiến nói, có dấu hiệu cho thấy, nhà Minh có mang về Trung Quốc nhiều sách ở các nhà chùa Đại Việt. Một nghi vấn rằng, trong đó có dạng ban đầu của Tây Du ký, một dạng sách hoằng pháp của Trúc Lâm Đại đầu đà viết là có cơ sở đặt ra để tìm hiểu. Rồi cuốn sách đó bằng con đường bí ẩn nào đó rơi đến tay Ngô Thừa Ân, hoặc vào tay con cháu Ngô Thừa Ân?.
Có lẽ, Tây Du ký cũng nằm trong loạt thành tựu văn hóa Bách Việt như Kinh Dịch, Kinh thi, chỉ có điều khi lọt vào tay người Hán, nó được tô vẽ lại theo phong cách Hán, nhưng vẫn không gột rửa hết các tình huống và chi tiết Việt. Và nó nghiễm nhiên trở thành thành tựu của văn hóa Hán. Ở đây, xin mở ngoặc có chữ “có lẽ” chứ chưa (không) khẳng định. Hoặc quyển sách nhà chùa này có thể về Hán thông qua một dòng họ có Nho học, biết giá trị văn chương của nó.
Có một hệ quả trong quá trình nghiên cứu của ông Trần Đình Hiến. Đó là dòng họ Ngô của Ngô Thừa Ân có liên hệ nguồn mạch nào từ họ Ngô Sĩ sinh ra Ngô Sĩ Liên không? Ông Trần Đình Hiến đang tìm kiếm tài liệu về sự liên hệ này. Có dấu hiệu nào mách bảo ông Hiến điều đó không? Đây quả thật là một công việc vén màn bí ẩn đen đặc của lịch sử, nhưng không phải là không thể.
Ở Việt Nam, có tồn tại hậu duệ của Ngô Sĩ Liên không? Nếu Ngô Thừa Ân quả là hậu duệ và có liên hệ huyết thống với Ngô Sĩ Liên, thì tại Trung Quốc, tất nhiên phải có dấu vết. Các dòng họ ở Trung Quốc rộng lớn lại có tập quán ghi chép phả hệ rất cặn kẽ. Đến nỗi, Khổng tử cho đến nay người ta còn tính đếm rõ ràng con cháu ông là đời thứ bảy mươi mấy.
Ngô Sĩ Liên có sử sách ghi lại cuộc đời và sự nghiệp không nhất quán. Không rõ ông có theo Lê Lợi từ khi tụ nghĩa Lam Sơn hay không, nhưng ghi rõ là sau giải phóng Thăng Long khá lâu ông mới thi đỗ và ra làm quan. Theo ông Trần Đình Hiến, thì cách chép sử của Ngô Sĩ Liên là cung cách của một nhà Nho độc tôn Nho tiêu biểu. Với Ngô Sĩ Liên, Nho là học thuật cao nhất và duy nhất.
Một nghi vấn chính trị đối với Ngô Sĩ Liên là, tại sau sau khi ông viết Đại Việt sử ký toàn thư xong, thì bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu cũng mất tích luôn? Không thể nói người Minh thu hủy bộ sử đó, vì cho đến Ngô Sĩ Liên viết sử, ông còn tham khảo từ chính bộ sử của Lê Văn Hưu kia mà? Vậy ai hay tác nhân nào đã làm cho Đại Việt sử ký biến mất? Chỉ có điều chắc chắn rằng, bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu viết không phải với con mắt độc tôn Nho, mà Nho thời đầu Trần là “Nho nhạt”, con mắt của Lê Văn Hưu còn đủ tỉnh táo nhìn lịch sử bằng cái nhìn đậm chất Việt, có Phật, có Lão, có Nho, tức là con mắt tam giáo đồng nguyên của thời cuối Lý, đầu Trần. Cái nhìn của Lê Văn Hưu như thế, trong tư tưởng Ngô Sĩ Liên thì chắc chắn không phải chân Nho, có đốt hay hủy đi cũng không làm ông bận tâm.
Tóm lại, những con người trong Tây Du ký dường như sống trong thế giới tư tưởng Thiền Trúc Lâm, cộng với dấu vết lịch sử về cuộc cướp phá văn hóa Minh thuộc, cộng với nghi vấn về nguồn gốc Tây Du ký ở chính Trung Quốc, khiến cho ông Trần Đình Hiến đặt vấn đề nghi vấn Tây Du ký. Việc nghi vấn này, theo tôi cũng không khác các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nghi, chỉ có điều ông Hiến đã đi tìm một dấu vết về Ngô Thừa Ân và Ngô Sĩ Liên mà thôi. Đó chắc hẳn là một bí ẩn khủng khiếp.
Ông Trần Đình Hiến có lý do để tìm kiếm điều bí ẩn này của lịch sử.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1UME5SOTF4Znk5Zy9Vd0doSTV2WGJ3SS9BQUFBQUFBQUxvSS8tdG5Md2wyUG42dy9zMTYwMC90YXktZHUta3ktMTk4Ni5qcGc=
Vũ Xuân Tửu Gửi lúc : (21/08/2012 | 08:07:00)
Cám ơn nhà văn Trần Đình Hiến, Hà Phạm Phú và Nguyễn Xuân Hưng với loạt bài thú vị này. 
Vũ Xuân Tửu
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.