>>> Hình ảnh Trái đất chụp từ sao Hỏa
NASA cho biết, tàu thăm dò sao Hỏa HiRISE chụp hình miệng hố có đường kính 30m trên bề mặt hành tinh đỏ hôm 19/11/2013. Các chuyên gia ước tính vụ nổ hất tung đất đá lên cao 15km so với bề mặt sao Hỏa. Đây là một trong những tác động lớn nhất tới bề mặt Hỏa tinh mà con người từng ghi nhận.
Miệng hố mới xuất hiện trên bề mặt hành tinh Đỏ. (Ảnh: NASA)
Các chuyên gia NASA sử dụng tàu thăm dò HiRISE để rà soát khu vực này sau khi nhận thấy một vài thay đổi so với ảnh mà họ chụp hồi tháng 7/2010 và tháng 5/2012. Sau khi so sánh dữ liệu lưu trữ và ảnh mới, nhóm nghiên cứu của NASA kết luận miệng hố trên bề mặt sao Hỏa mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây. Màu sắc xung quanh miệng hố cho thấy lượng vật chất khổng lồ xáo trộn bởi vụ nổ.
Đá trên sao Hỏa chứa khá nhiều chất sắt và chúng sẽ biến thành sắt oxit màu đỏ do tình trạng phong hóa. Gió đưa loại bụi này lan tỏa khắp hành tinh, bao phủ phần lớn sao Hỏa. Khi vật thể nào đó tác động vào lớp sắt oxit này, nó sẽ để lộ ra màu sắc thật của vật chất sao Hỏa.
Người ta tin rằng, miệng hố là tàn dư còn sót lại khi một thiên thạch lao vào bề mặt hành tinh đỏ. Tuy nhiên, NASA chưa xác nhận giả thuyết này.
2014-02-10 00:00:06
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/51868_phat-hien-dau-vet-vu-no-moi-xay-ra-tren-sao-hoa.aspx