ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thăm những ‘siêu nhà tù’ sang trọng nhất thế giới
Saturday, February 1, 2014 0:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không phải ai cũng biết, sau khi bị “phế truất”, cố tổng thống Iraq Saddam Hussein từng đề nghị được chuyển đến một nhà tù ở Thụy Điển trong khi chờ xét xử vào năm 2005.

Mọi người sẽ thắc mắc, chẳng hiểu vì sao nhà lãnh đạo Iraq lại chọn một vùng đất xa xôi như vậy làm điểm “nghỉ ngơi” trước khi bị đưa ra hành quyết. Đơn giản, hệ thống nhà tù Thụy Điển nổi tiếng khắp thế giới bởi sự tiến bộ và sung sướng. Ông Saddam Hussein thừa sáng suốt để chọn nơi này làm điểm dừng chân cuối cùng trước khi bước lên đoạn đầu đài. Thế nhưng, những “siêu nhà tù” này đang bị đóng cửa hoặc rao bán vì số lượng tù nhân giảm đi trông thấy.

Sướng như ở trong… tù

Còn nhớ, năm 2010, người dân Thụy Điển đã phát hiện ra một sự thực bất ngờ, nước họ có những khu nhà mà giá thành xây dựng đắt nhất tính theo m2. Đó chẳng phải cung điện hoàng gia, càng không phải những biệt thự xa hoa của giới tài phiệt mà chính là các phòng biệt giam nơi giam giữ tội phạm. Người Thụy Điển vẫn gọi những nơi này bằng cái tên: “Siêu nhà tù”. Đất nước Bắc Âu này tự hào vì họ có những nhà tù thoải mái bậc nhất và tù nhân của họ cũng có quyền hưởng sung sướng vì được “giam” trong những nhà tù như vậy.

Theo miêu tả, những nhà tù nơi đây được trang trí vô cùng tiện nghi, nằm tách biệt gần như hoàn toàn so với thế giới bên ngoài. Phòng giam đặc biệt dành cho một tù nhân rộng khoảng 12m2, được trang bị vòi tắm hoa sen và bồn cầu “xịn”, trong khi phòng giam cá nhân bình thường chỉ có diện tích 6,5m2.

Một số trại giam cho phép tù nhân quản lý khóa phòng giam và sử dụng điện thoại di động, máy tính, phòng tập thể thao, truyền hình cáp và thư viện. Đây chính là lý do giải thích vì sao các tù nhân nước ngoài mặc dù được yêu cầu về nước thụ án, nhưng không ai… đòi quyền này. Họ chẳng dại gì bỏ lỡ cuộc sống sung sướng dù đang phải mang thân phận tội phạm.

Thăm những 'siêu nhà tù' sang trọng nhất thế giới - Ảnh 1

Một tù nhân nằm đọc báo trong nhà giam ở Thụy Điển.

Trong hệ thống nhà tù của vương quốc Thụy Điển, xếp hàng đầu về độ tiện nghi phải kể đến nhà tù Sollentuna. Từ phòng riêng của tù nhân đến phòng tập thể hay cả phòng tắm đều được trang bị loại nệm êm ái nhất. Sau khi luyện tập trong phòng gym, tù nhân có thể tự do nấu ăn tại nhà bếp tiện nghi và có thể nằm dài trên ghế sofa xem tivi, nhâm nhi cốc cà phê nóng.

Tù nhân có thể mua thuốc lá và kẹo ngọt tại căng tin của nhà tù từ thứ 2 đến thứ 4. Mỗi 1m2 nhà tù đều có thể nhìn thấy từ camera an ninh. Chưa hết, tù nhân được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế, bên trong nhà tù có hẳn một phòng khám hiện đại với các bác sỹ, y tá thường xuyên ghé thăm tù nhân.

Thế nhưng, những tội phạm sừng sỏ sẽ được tống vào các “siêu nhà tù” với chế độ an ninh cực kỳ nghiêm ngặt. Nguyên tắc chung là phạm nhân không được tiếp xúc với lính canh, quản giáo và cũng rất hiếm khi có dịp nói chuyện cùng nhau. Được “đặc cách” vào đây là những tay anh chị nổi đình nổi đám, có tiền sử trốn tù hoặc có nhiều tiền và đồng bọn đang chờ ở ngoài. Những nhà tù bình thường thường khó “cầm chân” được các phạm nhân loại này.

Theo các nhân viên quản lý nhà tù, sự tiện nghi cao trong những “lô cốt” này cũng có lý do của nó. Nhiều “siêu nhà tù” đang bộc lộ những mặt trái. Tù nhân ở đây rất ít khi được tiếp xúc với những người khác và hầu như toàn bộ thời gian trong ngày bị nhốt tại phòng giam. Thời gian ra ngoài đi dạo của họ rất ngắn và cũng chỉ loanh quanh ở khoảng sân có mái che kín mít, còn mọi sự di chuyển trong nội bộ nhà tù đều diễn ra dưới mặt đất. Máy kiểm soát chặt chẽ tù nhân suốt 24h/ngày. Chẳng hạn, chỉ cần một người hét to lên là ngay lập tức lính canh xuất hiện để trừng phạt kẻ vi phạm trật tự.

Hiệp hội các cựu tù nhân cũng như những chuyên gia tâm lý ở Thụy Điển đã lên tiếng phản đối gay gắt việc sử dụng “siêu nhà tù”. Các bác sỹ tâm lý cho rằng, việc bị biệt giam trong “lô cốt” có thể làm tổn hại nghiêm trọng hệ thần kinh của phạm nhân và đóng chặt cánh cửa trở lại đời thường đối với họ.

Trong số các nước Bắc Âu, chỉ duy nhất Thụy Điển áp dụng phương thức “siêu nhà tù” quá tốn kém. Song, theo đánh giá của các chuyên gia xã hội học, đắt đỏ chỉ là một chuyện. Điều nguy hiểm nhất đối với xã hội là các phạm nhân bị nhốt trong “lô cốt” một thời gian rất dễ biến thành “thú dữ”. Và, điều gì sẽ xảy ra khi “thú dữ” hết bị cách ly khỏi cộng đồng? Chắn chắn sẽ để lại những hậu quả dai dẳng về sau.

Thăm những 'siêu nhà tù' sang trọng nhất thế giới - Ảnh 2

Tiện nghi sang trọng bên trong nhà tù Sollentuna (Thụy Điển).

Đóng cửa 4 nhà tù vì “thiếu” tù nhân

Khác với nhiều nước, nơi các nhà tù thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải, Thụy Điển vừa quyết định đóng cửa một số nhà tù bởi số lượng phạm nhân đang không ngừng giảm. Theo ông Nils Oberg, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà tù Thụy Điển, số nhà tù tại đất nước này đang ngày một giảm do những kết quả tích cực trong việc phòng chống tội phạm.

“Theo quyết định mới nhất, bốn nhà tù tại các thị trấn Aby, Haja, Batshagen và Kristianstad sẽ buộc phải đóng cửa. Trong số đó, hai nhà tù sẽ được bán và hai nhà tù được chuyển sang làm trụ sở cho các cơ quan chính phủ. Những nỗ lực của chúng tôi trong việc ngăn chặn tội phạm có tác động tích cực. Điều này có thể chứng minh ở việc số lượng tội phạm đang giảm xuống đáng kể”, ông Nils Oberg cho biết.

Theo Guardian, số nhà tù ở Thụy Điển đã bắt đầu giảm trong những năm gần đây. Năm 2004, số lượng nhà tù ở nước này giảm 1% và số lượng này tăng lên 6% vào năm 2011. Từ năm 2004 đến năm 2012, số lượng tội phạm đã giảm 36% xuống 25%. Theo thống kê năm 2012, số lượng tù nhân tại các nhà giam ở Thụy Điển là 4.862 người trong tổng số dân 9,5 triệu người.

Cũng theo ông Nils Oberg, một lý do khác khiến Thụy Điển bớt tội phạm là nhờ những hỗ trợ dành cho người mới ra tù. Cơ quan quản chế của chính phủ không chỉ chịu trách nhiệm giám sát người bị quản chế mà còn phải cung cấp điều trị cho người có sử dụng ma túy, rượu hoặc có vấn đề về lạm dụng bạo lực. Có đến khoảng 4.500 người tự nguyện làm bạn và giúp đỡ những ai phải chịu sự giám sát. Hơn nữa, đối với các tội liên quan tới ma túy, ăn trộm vặt hình phạt đều giảm. Thay vì vào “nhà đá”, những người vi phạm chỉ bị hình phạt quản chế.

Ông Kenneth Gustafsson, giám đốc nhà tù Kumla cho biết: “Ở Thụy Điển, chúng tôi tin tưởng rất nhiều vào khái niệm cải tạo. Dĩ nhiên, có những kẻ không thể thay đổi. Thế nhưng, theo kinh nghiệm của tôi, đa số tù nhân đều muốn làm lại cuộc đời và chúng ta phải làm tất cả để tạo điều kiện cho họ. Chúng ta không thể thay đổi họ chỉ với một án tù. Nhà tù cũng không phải là nơi duy nhất giúp họ cải tạo. Trong tù, chúng ta có thể giáo dục và huấn luyện tù nhân nhưng về với đời thường, những người này cần nhà ở và việc làm”.

Cũng cần phải nói thêm, trong số hàng trăm tên sát nhân và kẻ cướp đang thụ án ở Thụy Điển, người ta cũng không chọn được đủ 72 đối tượng thuộc loại “đặc biệt nguy hiểm” để tống vào “lô cốt”. Hiện tại chỉ có một “siêu nhà tù” ở nước này đang chứa 9 phạm nhân, còn lại bị bỏ không.        

Xây dựng “siêu nhà tù” để chống vượt ngục

Cũng theo ghi nhận của các cơ quan chức năng Thuỵ Điển, từ khi xuất hiện các “siêu nhà tù” thì số lượng những vụ vượt ngục đã giảm hẳn. Năm 2004 xảy ra 33 vụ, năm 2007 chỉ còn 10 vụ. 6 năm trước, 3 cuộc vượt ngục của những tù nhân thuộc dạng nguy hiểm nhất Thụy Điển đã khiến Cục trưởng cục Các trại cải tạo phải từ chức và suýt nữa cũng làm cho Bộ trưởng Tư pháp Tomas Budstrem thân bại danh liệt. Sau vụ này, vị Bộ trưởng tuyên bố sẽ xây các “siêu nhà tù” mà phạm nhân chỉ có thể vượt ngục… trong mơ. 4 năm sau, việc xây dựng ba nhà tù như thế được hoàn thành với kinh phí gần 80 triệu euro và sức chứa 72 “khách”. Chúng bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bằng những bức tường bê tông dày, hàng rào cao có dây thép gai nối điện và rất nhiều lớp cổng được canh gác cẩn mật…  

Xuân Hoàng (theo Telegraph, The Guardian)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.