Các tiết lộ mới của một nhóm các nhà báo quốc tế cho thấy nhiều nhân vật chóp bu của Trung Quốc đã sử dụng các thiên đường thuế nước ngoài để cất giấu hàng tỉ đô la trong thập kỷ qua.
Ảnh mặt bắc của đảo Rarotonga, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Cook, ngày 30 tháng Tám, 2012. Đây là một trong những nơi các công ty đầu tư nước ngoài được thiết lập và sử dụng nhằm che chắn của cải, phần lớn là bất hợp pháp, của các nhân vật chóp bu Trung Quốc – theo tin từ một nhóm báo chí.
Một loạt các bài báo được đăng bởi Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) có trụ sở ở thủ đô Washington, giải thích cách mà các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc và người nhà của họ dùng các quốc gia như quần đảo Virgin của Anh và quần đảo Cook để lập ra các công ty bình phong nơi bí mật cất giữ tài sản và tiền mặt.
ICIJ cho biết báo cáo này dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ – 260 gigabytes, lớn hơn 160 lần Wikileaks – mà họ nhận được từ một ổ cứng gửi đến vô danh năm 2012. Sau khi cần mẫn xử lý, ICIJ công bố báo cáo đầu tiên vào đầu năm 2013.
Họ giữ lại phần dữ liệu về Trung Quốc cho đến tận bây giờ và nói rằng gần 22,000 khách hàng Trung Quốc của các công ty làm ăn trong các thực thể nước ngoài đã được nhận diện trong các tập tin mà hiện đang được phân tích. Sẽ có nhiều cái tên Trung Quốc được đăng tải trong một cơ sở dữ liệu vào ngày 23 tháng Một hơn, ICIJ cho biết.
Không phải tất cả hoạt động sử dụng công ty nước ngoài là bất hợp pháp, và trong nhiều trường hợp thì các luật sư đoàn thể khuyên khách hàng của mình sử dụng các thực thể nước ngoài để làm ăn ở Trung Quốc và Hồng Kông. Tuy nhiên ấn tượng có được từ các bằng chứng phân tích bởi ICIJ là giới chóp bu Trung Quốc – “quý tộc đỏ” – đã cất giấu hàng tỉ đô la trong các tài sản bất chính ở nước ngoài.
Những kẻ vi phạm được nhận diện bởi ICIJ, đáng chú ý nhất có người nhà của Tập Cận Bình, tổng bí thư của Đảng cộng sản Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, nguyên thủ tướng và Hồ Cẩm Đào, nguyên lãnh đạo Đảng cộng sản, cũng như một số gia đình khác có thân thế lớn trong Đảng hoặc quân đội.
Còn có những sự vắng mặt đáng chú ý đối với nhóm “Ai là Ai” (Who’s Who) thuộc các tin tức rò rỉ mà ICIJ biên soạn. Không có người nhà nào của Giang Trạch Dân, lãnh đạo đảng trước Hồ Cẩm Đào và những người thân tín với ông ta – như Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh gặp rắc rối, và Tăng Khánh Hồng, một cựu quan chức môi giới quyền lực Đảng cấp cao – dính líu đến các vụ phanh phui. Phe cánh này đã dính líu đến một vụ tranh giành quyền lực gay gắt trong Đảng cộng sản với Tập Cận Bình, Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào.
Gia đình của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng đã kiểm soát các ngành công nghiệp sinh lời nhất của Trung Quốc bao gồm ngành dầu khí trong hơn một thập kỷ và được cho là đã kiếm được một gia tài khổng lồ cho bản thân mình bằng cách ăn cắp từ các ngành công nghiệp trên.
Các giai thoại về sự hoang phí tài sản của con trai của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là chuyện thần thoại trong các giới dân chúng của Trung Quốc. Ví dụ, Tăng Vĩ, con trai của Tăng Khánh Hồng có lần đã mua một căn nhà gần 30 triệu đô la ở một khu vực giàu có ở Sydney và tìm cách phá dỡ nó để xây theo ý mình, với một thác nước.
Không có cách nào để thẩm định tài sản của các gia đình này, nhưng các tài khoản và giai thoại lan truyền về hoạt động của họ trong nhiêu năm chỉ ra rằng họ giàu có hơn rất nhiều so với những kẻ bị vạch trần trong những vụ tiết lộ hiện nay.
ICIJ nói rằng dữ liệu mà họ sử dụng hầu hết có liên quan đến Công ty tín thác Portcullis TrustNet có trụ sở ở Singapore và Commonwealth có trụ sở ở Bristish Virgin, và nó cũng không có ý thu thập tất cả các hoạt động làm ăn ở nước ngoài của giới chóp bu Trung Quốc.
Triệu Vĩ, một bình luận viên về cấc vấn đề của Đảng, người xuất hiện thường xuyên trong một phần của chương trình “Giải Mã Tin Tức Đại Lục” trên mạng lưới Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân, đã nói trong một cuộc phóng vấn trên Skype rằng có thể là các tập tin mà ICIJ có được là một phần của các khối tập tin được chủ ý rò rỉ cho giới truyền thông phương Tây trong cuộc chiến phe phái giành quyền lực được mô tả trong năm 2012, trước khi nhà lãnh đạo hiện nay là Tập Cận Bình nhậm chức tổng bí thư vào tháng mười một. “Nó đã là một bí mật công khai”, Vĩ nói. “Mọi người ai cũng biết rằng các quan chức cộng sản cấp cao đang chuyển tài sản của họ ra nước ngoài”.
Trong năm đó cả tờ Bloomberg News và Thời Báo New York đã đăng các bài vạch trần bom tấn về số tài sản được cho là tích lũy bởi gia đình của Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo. Các phóng viên và tổ chức báo chí nói rằng thông tin của họ đều đến từ các nguồn phổ biến với công chúng (mặc dù họ từ chối công khai bất kỳ bản thống kê nào) và phủ nhận các tuyên bố rằng các tài liệu này được rò rỉ cho họ.
Chủ tịch của ICIJ, Gerad Ryle, có vẻ đang có một sự lựa chọn bất thường khi thúc đẩy một cuốn chiến phe phái ở Trung Quốc. Trước khi gia nhập ICIJ ở thủ đô Washington, ông ta đã gây dựng sự nghiệp truyền tải các báo cáo điều tra ở Úc, nơi ông từng là một phó biên tập của tờ Canberra Times.
ICIJ trên trang web của mình có vẻ không nghiên cứu về người đã gửi cho họ các file dữ liệu. Mặc dù họ chỉ ra rằng một lượng lớn các tài liệu bao gồm các khách hàng từ Trung Quốc Đại Lục, những người giàu có nổi tiếng từ các quốc gia khác cũng bị gài bẫy trong hơn một chục báo cáo về tài sản ở nước ngoài.
Theo một tư vấn viên kinh tế làm việc ở Hồng Kông, người có liên đới với các quan chức Trung Quốc trong hàng thập kỷ thì chuyện các nhóm quan chức Trung Quốc riêng biệt giao dịch với các nhóm môi giới tài chính riêng của mình là chuyện phổ biến. Vậy nên việc thiếu vắng các ghi chép liên quan đến mạng lưới của Giang Trạch Dân và gia đình có thể được giải thích bằng khả năng họ sử dụng các nhóm môi giới nước ngoài khác với những kẻ nằm trong dữ liệu của ICIJ.
Điều đó vẫn khiến nguồn gốc của các tập tài liệu còn là một bí ẩn.
Theo The Epochtime