Bệnh nang gan là do đâu?
Đối với vấn đề: “Nang gan do đâu mà có?”, các chuyên gia chỉ ra rằng, nang gan là bệnh lành tính về gan tương đối thường gặp, nguyên nhân gây bệnh có rất là nhiều, có 3 nguyên nhân gây bệnh chính là: tính ký sinh trùng, phi ký sinh trùng và di truyền, nguyên nhân cụ thể phát bệnh không giống nhau, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng không giống nhau, để hiểu rõ hơn về vấn đề: “nang gan do đâu mà có” chúng ta hãy xem phần sau đây:
Trên lâm sàng, nang gan thông thường được chuẩn đoán thông qua hình ảnh, nang gan cũng là một bệnh về gan tương đối thường gặp trên lâm sàng, vậy nang gan do đâu mà có? Có rất nhiều người bệnh không hiểu rõ căn bệnh này, chỉ nghe nói là rất nghiêm trọng, vậy rốt cuộc nang gan do đâu mà có? Nguyên nhân gây bệnh? Sau đây là các bác sĩ chuyên khoa gan sẽ giải đáp vấn đề này cho mọi người.
Nang gan do đâu mà có?
Nang gan hay còn được gọi là bọng nước ở trong gan tạng. Mặc dù nang gan không nhất định đều gây tổn hại đến chức năng gan, nhưng nếu như nhận thức không đúng đắn, phương pháp điều trị không đúng cách, vẫn có thể phát triển thành u ác tính, rất dễ dẫn đến các bệnh viêm gan như gan xơ hóa, ung thư gan. Vậy nang gan do đâu mà có? Trên lâm sàng nang gan có rất nhiều loại hình, nang gan loại hình không giống nhau sẽ nguyên nhân gây bệnh và tình trạng phát bệnh cũng không giống nhau, từ nguyên nhân gây bệnh nang gan có thể phân làm 3 hiện tượng phát bệnh sau: tính ký sinh trùng, tính phi ký sinh trùng và tính di truyền.
Trong đó nang gan do di truyền chủ yếu là do khi ống mật trong gan và phôi bạch huyết , phát dục xuất hiện trở ngại gây ra; thứ nữa là ống mật nhỉ trong gan do bịu viêm, phù nề, vết sẹ hoặc sỏi mật tắc nghẽn dẫn đến phài tiết tăng, hoặc dịch mật bài tiết lưu lại gây nên. Tóm lại, trong gan phát sinh chứng viêm, trong đó thường gặp nhất là do các bệnh về gan gây nên, và lúc này tình trạng bệnh của người bệnh có có những chuyển biến xấu.
Nang gan có những biểu hiện lâm sàng gì?
Người bệnh khi xuất hiện nang gan thường xuất hiện hiện tượng đau ở vùng gan, chướng bụng. Người bệnh có thể sờ được ở phần bụng, nó ảnh hưởng tới ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh kém ăn, buồn nôn, nôn, hô hấp khó khăn. Tóm lại là rất nguy hiểm tới vùng gan tạng
Nang gan phải điều trị như thế nào?
Thông qua giải thích ở phần trên, chúng ta đều biết, nguyên nhân gây ra bệnh nang gan có rất nhiều, khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh không nên quá lo lắng, mau chóng tới các bệnh viện chính quy để tiến hành kiểm tra bằng hình ảnh, kiểm tra chức năng gan và làm siêu âm, kịp thời phát hiện bệnh và kịp thời lựa chọn phương pháp để điều trị.
Nguồn: http://phongkham12kimma.com/Benh-nang-gan-la-do-dau-p
BS:
1) Nang gan có thể xuất phát từ các tổ chức của gan như tế bào gan, mạch máu, đường mật trong gan, do nhiễm ký sinh trùng hoặc do bẩm sinh. Nang gan thường là lành tính, rất hiếm gặp ác tính (trừ khi là nang gan do ung thư di căn từ một vùng khác ngoài gan đến).
Khi nang gan có kích thước nhỏ dưới 4cm thường không cần điều trị nếu là lành tính, nhưng phải theo dõi định kỳ trên siêu âm theo lịch trình được hẹn. Khi nang to lên nhiều (> 6cm) có thể có biến chứng đe dọa như vỡ, xuất huyết hay làm tắc đường mật thì cần can thiệp.
Việc xác định nang lành hay ác tính không thể chỉ dựa trên siêu âm mà còn căn cứ vào một số xét nghiệm hoặc thủ thuật như chọc dò nang gan, lấy tế bào sinh thiết… Siêu âm chỉ gợi ý tình trạng của nang là lành hay ác.
2) Nang gan hay nang thận là những khoảng trống chứa dịch trong gan hoặc thận. Hầu hết các trường hợp nang gan hoặc thận đều không rõ nguyên nhân và lành tính (trừ một số ít trường hợp nang gan do người bệnh có nhiễm ký sinh trùng ở gan). Chúng thường không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện khi siêu âm hoặc chụp CT bụng.
Về điều trị, nang gan hay thận đều không có chỉ định điều trị đặc hiệu. Một số trường hợp nang gan lớn (trên 4cm) phải được theo dõi đặc biệt để phòng ngừa nang có thể vỡ hoặc nhiễm trùng. Với các trường hợp nang gan to, ở vị trí nguy hiểm (nang gan trái) bác sĩ có thể chỉ định mổ (thường là mổ nội soi). Riêng về nang thận, trường hợp nang quá to, hoặc kết hợp nhiều nang, hoặc nghi ngờ biểu hiện ác tính thì có thể chỉ định chọc hút dịch hoặc mổ.
Người bị nang gan hay thận cũng không có chế độ ăn uống đặc biệt nhưng cần hạn chế dầu mỡ, tránh làm việc nặng hoặc tập thể dục gắng sức.
Bài 2. Bệnh nang thận có nguy hiểm?
Hiện nay, kỹ thuật siêu âm phát triển rộng rãi nên ngày càng có nhiều người tầm soát sức khỏe bằng kỹ thuật này. Nang thận là một trong những bệnh được phát hiện qua siêu âm.
Vì sao bị bệnh này?
Thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận để bài tiết nước tiểu. Mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.
Từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi buồn đi tiểu, nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó một đơn vị thận bị tắc (ví dụ như: viêm, bị sỏi, bị xơ, bẩm sinh…) thì nước tiểu bị ứ lại hình thành nên một túi chứa nước gọi là “nang thận”. Tuy nhiên, lượng nước không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại một phần, chính vì thế mà thời gian nang thận gia tăng kích thước là rất lâu.
Các loại nang thận
Có ba loại nang thận: nang thận đơn độc, thận nhiều nang (từ hai nang trở lên) và thận đa nang.
1. Nang thận đơn độc: là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 1/3 bệnh nhân trên 50 tuổi, nguyên nhân như trình bày ở trên. Loại nang thận đơn độc không biến chứng, triệu chứng rất “nghèo nàn”. Những nang nhỏ thường không gây biểu hiện gì. Nang lớn hơn có thể gây đau ê ẩm bên hông lưng có chứa nang thận.
Nang thận đơn độc được phát hiện dễ dàng qua siêu âm hoặc CT-Scan, đặc biệt phương pháp CT-Scan giúp tầm soát chính xác cao. Nếu nang nhỏ (dưới 6cm), không biến chứng thì không cần can thiệp. Nang thận có kích thước lớn (hơn 6cm) nên mổ vì nó gây đè ép chủ mô thận, dần dần ảnh hưởng đến chức năng thận.
Đối với những nang nhỏ hơn nhưng gây biến chứng nhiễm trùng nang, xuất huyết trong nang gây đau nhiều mà qua điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần nên xét đến can thiệp ngoại khoa.
2. Thận nhiều nang: tương tự như nang thận đơn độc nhưng do tắc nghẽn nhiều đơn vị thận.
Điều trị nang thận đơn độc và thận nhiều nang có nhiều phương pháp như:
- Chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm. Phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao (trên 70% sau 3 tháng).
-
Mổ hở cắt chóp nang: Phương pháp này gây đau nhiều, thời gian nằm viện dài, có sẹo mổ, bệnh nhân hồi phục sức khỏe chậm.
-
Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang: Đây là lọai phẫu thuật có nhiều ưu điểm: số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay phương pháp này được xem là phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.
3. Thận đa nang: thường do di truyền, cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa niệu. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ đè ép các đơn vị thận bên cạnh làm cho những đơn vị này không “làm việc” được.
Biến chứng của nang thận có thể dẫn đến nang nhiễm trùng, tụ mủ; sỏi trong nang; nang hóa ác; nang quá to gây chèn ép hay vỡ nang.
Về dự phòng: không có dự phòng đặc hiệu cho bệnh nang thận. Do đó, khi phát hiện bị nang thận, người bệnh không nên quá lo lắng, vì tùy theo kết luận của bác sĩ siêu âm là biết được nang thận loại nào. Nếu nang đơn độc, kích thước nhỏ, không đáng lo, trung bình khoảng 6 tháng đi kiểm tra lại một lần, uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày), nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu bia, thuốc lá.
ThS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc – Giảng viên Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình
- Đại học Y Dược TP.HCM
Theo PNO
Filed under: Bệnh tiêu hóa Tagged: nang gan, nang thận
2014-03-02 20:52:16
Nguồn: http://khoahocvadoisong.wordpress.com/2014/03/03/benh-nang-gan/