Centaurus A, một thiên hà hình ellip, được quan sát từ Đài quan sát Chandra X-ray của NASA, với sóng viba (màu cam) và những hình ảnh có thể nhìn thấy được (NASA)
Đối với các nhà thiên văn học tại cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), những thiên hà hình elip khổng lồ là “loại thiên hà khó hiểu nhất trong vũ trụ”. Họ gọi đây là những thiên hà “đỏ-và-chết”, bởi có một lý do bí ẩn khiến chúng không còn hình thành tinh cầu mới nữa; còn những tinh cầu duy nhất vẫn tồn tại sau khi thiên hà ngừng phát triển thì đều rất già nua, khối lượng nhỏ và có màu đỏ.
Các nhà thiên văn học từng cho rằng đó là những thiên hà “chết” bởi chúng thiếu khí lạnh (là thành phần thiết yếu của một ngôi sao) để tạo tinh cầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu được dẫn đầu bởi ông Nobert Werner từ ĐH Stanford gần đây, đã phát hiện rất nhiều khí lạnh ở một số thiên hà đỏ và chết mà trước đây chưa được nghiên cứu tới.
Đồng tác giả từ Viện Thiên văn Vô tuyến Hà Lan, ông Raymond Oonk thắc mắc: “Điều này thật kỳ lạ: với quá nhiều khí lạnh sẵn có như vậy, tại sao những thiên hà này không còn hình thành tinh cầu nữa?” – theo một báo cáo của ESA được công bố hôm thứ ba vừa qua.
Câu trả lời có lẽ nằm ở lỗ đen
Những lỗ đen khổng lồ nằm ở trung tâm bên trong các thiên hà này có lẽ đã hút hết các khí lạnh, mà đây lại là loại khí làm tăng tỷ lệ lớn lên của chúng (là tỷ lệ mà thiên hà bồi đắp thêm vật chất), đồng thời bắn ra các tia có tác dụng làm nóng khí lạnh trong vùng phụ cận thiên hà hoặc là đẩy nó ra xa với một lực cực lớn. Về cơ bản, các lỗ đen đang xoáy tròn, hoặc đó chỉ là giả thuyết.
ESA tóm tắt: “Các tia từ lỗ đen khổng lồ ở trung tâm làm nóng hoặc làm khí lạnh xoáy ra xa, qua đó ngăn chặn việc hình thành các tinh cầu”
Werner phát biểu với ESA: “Đây là những thiên hà đỏ, nhưng với các lỗ đen khổng lồ xuất hiện ở trung tâm, thì chúng chắc chắn không còn là những thiên hà chết nữa”.
Nguồn: bocau.net