Mọi thứ rồi cũng đều phải bị phơi bày. Kể cả khi đó là hệ thống trại lao động cải tạo cưỡng bức tại Trung Quốc. Cuối cùng người ta cũng phải mang nó ra ánh sáng. Sau khi bị tống vào các trại cưỡng bức lao động với những cáo buộc chống lại Đảng như: Tranh cãi về tiền lương hay truy tố con trai của một quan chức vì đã chọc mù mắt người ngăn cản anh chàng cưỡng hiếp một cô gái. Những nhân tố nguy hiểm cho xã hội này đã trở lại đường phố và trả lời phỏng vấn. Trong đám khói bụi ô nhiễm dày đặc…
Phóng viên báo Telegraph, Malcolm Moore và Alan Wu, phỏng vấn những người từng bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức, và họ chỉ biết có phàn nàn. Rõ là họ vẫn chưa học được bài học để đời nào hết! Mà không biết ở đó cải tạo cái quái gì nhỉ? Có khi học sinh Mỹ cũng nên thử trải nghiệm một chút, để bớt phải phàn nàn về những khoản vay cho sinh viên. Tuy nhiên một việc khá rõ ràng là tù nhân đang được thả ra và 4 trại cưỡng bức lao động lớn nhất tại Bắc Kinh vừa bị đóng cửa. Thủ đô mà cũng có nhiều trại thế cơ à! Nhiều tổ chức giám sát nhân quyền lo ngại việc những tù nhân trong các trại lao động cưỡng bức có thể bị chuyển đến các trung tâm giam giữ trá hình, như các nhà tù bí mật, và các cơ sở cai nghiện. Chuyển à? Chuyển làm gì cho nó mệt? Đơn giản là chuyển biển hiệu thành cơ sở cai nghiện hay cơ sở tẩy não, có phải đỡ phí vận chuyển không nào? Và đồng nghiệp của tôi đã hỏi Malcolm Moore rằng: “Khi anh làm phỏng vấn, anh có gặp qua những tù nhân bị cưỡng bức lao động là người luyện Pháp Luân Công không?” Và anh ta trả lời: “Không, chúng tôi không biết điều gì đã xảy ra với họ”. Thật là đáng lo ngại. Theo số liệu của các tổ chức giám sát nhân quyền, trong năm 2013, có hơn 160,000 người trong các trại cưỡng bức lao động, Vào lúc cao điểm con số này lên tới 250,000. Một nửa là các học viên Pháp Luân Công. Vậy nếu như các trại này đã đóng cửa, và những tù nhân đã được thả ra, thì nhóm người này đang ở đâu?
Nguồn: NTD Tiếng Việt