Ông Viên Long Bình – người được mệnh danh là cha đẻ của giống lúa lai – cảnh báo rằng khủng hoảng lương thực tại Trung Quốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và kéo theo khủng hoảng xã hội. Chính phủ cũng nhiều lần nhấn mạnh tới an ninh lương thực. Điều này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Liệu có tránh được khủng hoảng lương thực hay không? Mời quý vị lắng nghe các chuyên gia phân tích.
Nhà khoa học nông nghiệp Viên Long Bình đã viết một bài báo có tựa đề là “Trung Quốc không tránh khỏi đại thảm họa” Ông liệt kê 12 lý do khủng hoảng lương thực tại Trung Quốc sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo đó, khan hiếm thực phẩm tại Trung Quốc có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Giảm tỷ lệ khả năng tự sản xuất lương thực và dầu ăn; an ninh lương thực không được đảm bảo; ô nhiễm môi trường và nhiều nhân tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực; nguồn giống phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài; thực phẩm biến đổi gien và nguồn dự trữ quốc gia yếu kém; Giá lương thực quá thấp khiến nông dân không tiếp tục canh tác. Bài báo kết luận: “Tôi có thể mường tượng được cảnh hỗn loạn xảy tới. Ăn thịt người, vô gia cư và đói khát. Tất cả đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.”
Củng Thắng Lợi, trưởng nghiên cứu tạp chí tài chính Tham Chiếu Quốc Gia cho biết: “Trong những năm gần đây, lương thực nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong khi nguồn lương thực nội địa suy giảm. Viên Long Bình không hề nói phóng đại.”
[Củng Thắng Lợi] “Dầu đậu nành, dầu ô-liu, nhiều dầu thực vật khác trong những năm qua rất khan hiếm, đặc biệt là dầu đậu nành. Nguồn cung cấp cho biết họ sản xuất rất ít. Nguồn đậu nành thiếu hụt gây ra tình trạng khan hiếm. 70% lượng dầu ăn tại Trung Quốc hiện nay là nhập khẩu. Điều này cực kỳ nghiêm trọng.”
Trước 2011, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu rất ít gạo và lúa mì, hầu hết chỉ nhập khẩu bắp ngô. Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã dự đoán rằng, ngũ cốc nhập khẩu sẽ tăng từ 4,16 triệu tấn năm 1997 lên 22,24 triệu tấn năm 2020.
Nhưng trong năm 2012, nhập khẩu lương thực đã lên tới 70 triệu tấn. Điều này đe dọa đến tỷ lệ tự túc lương thực thực phẩm, thấp hơn mức báo động được quy định là trên 95% nhu cầu. Các quốc gia khác đều lo ngại tình hình lương thực tại Trung Quốc có thể gây ra khủng hoảng toàn cầu.
Theo ông Brett Rierson, giám đốc Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới tại Trung Quốc, năm ngoái Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 2 thế giới về nhập khẩu gạo và lúa mạch, đứng thứ 10 về nhập khẩu bắp ngô và nằm trong top 20 nước nhập khẩu nhiều lúa mì nhất.
[Chuyên gia kinh tế Trung Quốc, Mao Ư Thức] “Trung Quốc cần nhập khẩu lương thực, bởi vì giá thành sản xuất tại Trung Quốc rất cao. Trong khi tại Mỹ và các nước khác lại rẻ hơn nhiều. Thế nên Trung Quốc phải nhập khẩu. Cái nào rẻ thì sử dụng thôi. Đâu có ai ngốc. Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc từ Mỹ, Brazil và nhiều nước khác, Điều này không chỉ tác động đến giá lương thực toàn cầu, mà còn ảnh hưởng đến nông dân Trung Quốc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lương thực tại Trung Quốc.
Nhiều người lo ngại rằng, một khi quốc tế ban hành cấm vận với Trung Quốc, an ninh lương thực sẽ không có triển vọng. Mao Ư Thức cho rằng, nếu điều này xảy ra, chính phủ Trung Quốc chính là kẻ gây tội lớn nhất. Thậm chí nếu có đủ thức ăn, đời sống người dân cũng không được cải thiện.