ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.yhoccotruyenvietnam.com
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cây mít – Vị thuốc hay
Saturday, March 15, 2014 9:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1XWEVjS211aEE4VS9VaFZfLVJyWUFZSS9BQUFBQUFBQURxSS9PWWNkczFYNm1fRS9zMzIwL1lob2Njb3RydXllbnZpZXRuYW1fbWl0KzIuanBnĐang mùa mít, chúng tôi xin đóng góp 1 bài về MÍT.Cây mít được trồng phổ biến ở khắp nước ta. Mít có nhiều loại: mít mật, mít dai, mít tố nữ (ở miền Nam), mít na, v.v… Quả mít hầu như đều ăn được cả, không bỏ phí chút nào: múi mít chín ăn rất thơm ngon, hạt mít đem luộc, nước hay hấp cơm ăn đều ngon, thậm chí xơ mít cũng có thể đem muối (gọi là nhút) ăn thay dưa.Quả mít có nhiều công dụng chữa bệnh. Nó có thể ngăng ngừa chứng cao huyết áp, chống lại bệnh ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tất cả các bộ phận của cây mít đều có giá trị sử dụng. Trái mít vừa nhú bằng ngón tay cái trẻ em đã hái ăn chơi. Đó là mít cám (chấm với muối ớt). Trái mít xanh, khi còn non tạo ra nhiều món ăn ngon và lành như: Mít luộc (luộc từng miếng to, xắt lát mỏng chấm mắm nêm, nước mắm ruốc, ăn kèm rau kinh giới, tía tô); mít trộn thịt, trộn mè; mít nấu hon (cắt kiểu quân cờ, ram vàng, nấu nhừ trong hỗn hợp xì dầu, nghệ (giã nhỏ), đậu phụng, gia vị); mít phích bột (luộc, thái lát, ướp gia vị thật thấm, nhúng bột mỳ, cho dầu ram vàng).
Hạt mít chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipit, 1,4% các chất khoáng. Theo dân gian cho rằng hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện. Múi mít có chứa 0,6 – 1,5% protein (tùy loại mít), 11 – 14% gluxit (bao gồm nhiều đường đơn fructoza, glucoza cơ thể dễ hấp thu), caroten, vitamin C, B2… các chất khoáng như sắt, canxi, photpho… thường được dùng làm món ăn tráng miệng. Lá mít theo dân gian được dùng làm thuốc chữa bệnh như lợi sữa, chữa mụn nhọt, lở loét, v.v…
Một số tác dụng của quả mít
Bổ sung năng lượng
Mít được coi như là một trái cây năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù, mít là loại trái cây giàu năng lượng nhưng nó lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol. Vì vậy, nó là loại trái cây tuyệt vời để thưởng thức.
Phương thuốc để trị chứng cao huyết áp
Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Giúp xương chắc khỏe
Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.
Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng. Một chén nước ép từ mít có thể cung cấp cho cơ thể một số lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.
Chống lại bệnh ung thư
Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Những loại chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1ITWcxZnRFMGpiQS9VaFdBSlZSeHRpSS9BQUFBQUFBQURxUS9UVldLejFlbmw4TS9zMzIwL1lob2Njb3RydXllbnZpZXRuYW1fbWl0KzEuanBnGiúp hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng
Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).
Một số bài thuốc bài thuốc chữa bệnh với mít
Bài 1: Thuốc lợi sữa
Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa hoặc cũng có thể dùng “dái mít” (cụm hoa đực) hay quả non sắc uống tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.
Bài 2: Chữa mụn nhọt, lở loét

Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Cũng có thể dùng nhựa mít (dùng riêng hoặc trộn với giấm) bôi chữa mụn nhọt, sưng tấy. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao bôi vết lở loét sẽ mau khỏi.
Bài 3: Chữa tưa lưỡi trẻ em
Lấy 30g lá mít vàng, rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 lần trong ngày, sáng, tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc trên có tác dụng chữa tưa lưỡi cho trẻ em.

Bài 4: Thuốc giải rượu

Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng sau bữa ăn. Bài thuốc trên có tác dụng giải rượu.

Bài 5: Chữa trẻ em đái ra cặn trắng

Lấy 20 – 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.

Bài 6: Chữa hen suyễn

Dùng lá mít, lá mía, than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.

Ngoài ra, vỏ và gỗ cây mít còn được dùng làm thuốc an thần, trị tăng huyết áp và những trường hợp co quắp:
  • Ngày mài 6 – 10g gỗ mít với nước uống – đơn giản nhưng có hiệu quả.
  • Dùng lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, nấu với 300ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
 Đặc biệt, theo “Science et vie” 1-1993 một nhóm nhà nghiên cứu ở Montpellier (Pháp) đã tìm thấy trong quả mít một chất tự nhiên mà họ đặt tên là Jacaline, có khả năng bảo vệ tế bào bạch huyết cầu của hệ thống miễn dịch, chống lại HIV – do đó có có thể dùng vào điều trị HIV/AIDS. Công trình này đã được công bố trong “Tạp chí Châu Âu về miễn dịch học” và còn đang tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm.
Tuy nhiên theo Y học dân tộc Việt Nam múi mít chín thuộc loại nhiệt – nên những ai nhiều mụn nhọt, rôm sảy… thì không nên ăn nhiều.
Báo Sức khỏe & Đời sống

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.