ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: dulichthailan123
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chùa Thầy
Monday, March 3, 2014 19:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


 

 

        Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, các thiện nam tín nữ và du khách thập phương lại tấp nập kéo về dự hội Chùa Thầy.Tương truyền, đây là ngày hội quan trọng nhất vì đó là ngày một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật. Để kỷ niệm ngày này, nhân dân mở hội Chùa Thầy. Đây là một lễ hội phật giáo truyền thống điển hình của người Việt. Chùa Thầy vốn là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn (Quốc Oai), cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km, theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông. Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hoá lịch sử thực sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, Chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.

Chùa Thầy không chỉ nổi tiếng là di tích lịch sử cách mạng, một công trình kiến trúc cổ có giá trị mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đã được nhà nước xếp hạng từ năm 1996

2.1.1. Chùa Thầy – Di tích lịch sử cách mạng

Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127), lưu dấu tu hành của một vị cao tăng – Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Điều đặc biệt, Từ Đạo Hạnh vừa là tăng, là phật, là vua và là Tổ sư của nghề múa rối cổ truyền. Tương truyền Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tên tục là Lộ, con quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc làng Láng, Đống Đa, Hà Nội). Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé khôi ngô, tuấn tú họ Từ này đã có những hành động khác thường. Lớn lên, cậu Từ ứng thi khoa Bách Liên, đỗ đầu nhưng không ra làm quan. Vì mối thù cha nên quyết tâm xuất gia học đạo, rồi cùng các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu Pháp. Sau khi đọc được pháp thuật, chàng trai họ Từ trở về núi Sài, ngày đêm tụng tập. Đến khi thù cha đã trả xong, thì niềm tục lắng trong, ngài trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân và tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Đá cầu, vật, múa rối nước… Nhân dân vô cùng cảm phục, kính mến và gọi ngài bằng “Thầy”. Từ đó, chùa Ngài tu được gọi là Chùa Thầy, núi Ngài hoá gọi là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy và thậm chí cả tổng đó cũng được gọi là tổng Thầy.

Chùa Thầy là nơi lưu dấu tu hành và chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị cao tăng – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.