ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cựu thứ trưởng Mỹ: Chính Mỹ đẩy Ukraine đến bờ vực thảm họa
Thursday, March 6, 2014 9:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là lỗi của Nga mà hoàn toàn là do Mỹ. Mỹ mới chính là lực lượng tổ chức, cấp tài chính và kích động cuộc đảo chính.

Sau đó, chính Mỹ lại bất lực và mất kiểm soát đối với cuộc đảo chính của các thành phần chủ nghĩa dân tộc cực đoan – những người đang gây đe doạ cho người Nga ở Crimea. Vì thế, sẽ là lẽ thường tình khi chính phủ Nga phản ứng bởi Ukraine rõ ràng không phải là khu vực thuộc lợi ích chiến lược của Mỹ.

Đây là những nhận định được ông Paul Craig Roberts – cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ và cũng là một chuyên gia của tổ chức Nghiên cứu Toàn cầu (Global Research), đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Tiếng nói Nước Nga (Voice of Russia) mới đây.

Cựu thứ trưởng Mỹ: Chính Mỹ đẩy Ukraine đến bờ vực thảm họa - Ảnh 1

Khủng hoảng chính trị tại Ukraine.

Xin trích đăng bài phỏng vấn này:

Tại sao ông lại nói rằng cách đưa tin của báo chí Mỹ là thiếu tính trung thực và toàn vẹn?

Ồ, báo chí Mỹ từ những năm cuối cùng của chính quyền Clinton đã trở thành một Bộ Tuyên truyền cho chính phủ. Chúng tôi không còn có những tờ báo hay kênh truyền hình độc lập. Tất cả đều được sở hữu bởi 5 tập đoàn lớn. Các phương tiện truyền thông không còn được điều hành bởi các nhà báo. Chúng được điều hành bởi các cựu quan chức chính phủ và các giám đốc điều hành quảng cáo của các tập đoàn. Và giá trị của các tập đoàn đó là họ được cấp phép phát hành bởi liên bang. Họ không thể đi ngược lại chính phủ bởi nếu không, họ sẽ không giữ lại được giấy phép hoạt động. Vì thế, báo chí độc lập và tự do của Mỹ đã không tồn tại kể từ khoảng năm 1997.

Và theo ý kiến của ông, tại sao điều đó xảy ra?

Tôi không biết là liệu các tập đoàn có sẵn sàng nắm quyền kiểm soát thông tin hay không hay đó chỉ là vì lợi thế mà chúng đem lại cho các nhà tài trợ chiến dịch tranh cử. Các nhà tài trợ chiến dịch đã cung cấp cho ông Clinton rất nhiều tiền và họ muốn độc quyền báo chí. Vì vậy, đó có thể là lý do nhưng hậu quả là báo chí không còn độc lập nữa. Và nếu báo chí chống lại chính phủ, điều đầu tiên là phóng viên sẽ mất đi nguồn lực từ chính phủ, các tổng biên tập sẽ bị kỷ luật. Và vì thế, báo chí không tìm cách chống lại chính phủ và cũng không thách thức vị thế của chính phủ.

Nếu bạn chú ý, trong báo chí Mỹ, không có sự thách thức từ các tờ báo in hay từ phương tiện truyền thông đối với những gì mà chính phủ nói về tình hình đang diễn ra ở Ukraine hay ở Syria hay bất kỳ nơi nào khác. Vì thế, về bản chất, báo chí là một Bộ Tuyên truyền. Tôi là một cựu biên tập của tờ Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal) và tôi không còn công nhận báo chí Mỹ là báo chí thực thụ. Chẳng có gì chung giữa phương tiện truyền thông của Mỹ với báo chí mà tôi từng làm việc rất lâu trong đó.

Và điều gì là mặt hạn chế trong chính sách của Ngoại trưởng John Kerry đối với Ukraine?

Chính sách đó mang tính tuyên truyền, cực kỳ khiêu khích và nhằm bôi nhọ nước Nga, Tổng thống Nga và chính phủ Nga. Đó là bước chuẩn bị cho công chúng Mỹ để họ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Công chúng Mỹ vốn không có nguồn tin độc lập. Họ được chuẩn bị để chấp nhận tất cả các động thái trừng phạt nhằm vào Nga, bất kỳ điều gì có thể khiêu khích cho một cuộc chiến tranh. Vì thế, đó là một tình huống nguy hiểm khi Ngoại trưởng Mỹ đứng lên và nói dối công chúng.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là do lỗi của Nga mà hoàn toàn do lỗi của Mỹ. Mỹ là lực lượng tổ chức, cấp tài chính và kích động cuộc đảo chính. Sau đó, Mỹ rơi vào tình trạng bất lực và mất quyền kiểm soát đối với cuộc đảo chính của những thành phần cực đoan. Những thành phần cực đoan đã đe doạ người dân Nga ở Ukraine, đe doạ các lợi ích chiến lược của Nga. Vì thế, đó là lẽ thường khi chính phủ Nga phản ứng. Ukraine hoàn toàn không phải là một khu vực nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ.

Và không có thông tin nào nói trên được chuyển đến công chúng Mỹ trên các báo chí và phương tiện truyền thông chính thức. Vì thế, công chúng hoàn toàn không biết gì về những thứ đang thực sự xảy ra và chính phủ Nga bị biến thành “quỷ”, bị coi như là một Hitler mới hoặc một cái gì đại loại như thế. Đó là điều rất nguy hiểm và nó có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nói cách khác, không có sự kiểm soát và kiềm chế của công chúng đối với chính phủ Mỹ bởi họ đang ở trong bóng tối.

Trong trường hợp như thế, chính sách ngoại giao của ông Kerry sẽ nguy hiểm như thế nào ví dụ như liên quan đến tình hình Ukraine?

Tôi cho rằng, Washington đang rơi vào tình trạng bối rối, khó xử bởi họ đã mất kiểm soát đối với cuộc đảo chính và những thành phần chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cuồng loạn đang lao lên phía trước. Họ có thể kích động gây ra phong trào ly khai của Crimea và khu vực phía đông Ukraine – những tỉnh truyền thống của Nga trước khi được ông Khrushchev sáp nhập vào Ukraine những năm 1950. Đó không phải là những vùng lãnh thổ truyền thống của Ukraine.

Và như vậy, khi khu vực nói tiếng Nga ở Ukraine nhìn thấy mối đe doạ từ Kiev, nhìn thấy lệnh cấm sử dụng ngôn ngữ Nga trong bất kỳ cách thức chính thức nào, nhìn thấy sự phá huỷ các tượng đài chiến tranh của quân Nga giúp giải phóng Ukraine khỏi tay lực lượng phát xít, khi họ nhìn thấy những hành động thù địch, điều đó khiến họ sợ hãi và họ không muốn những người từ Kiev đến, đe doạ họ theo cách mà những đoạn clip gần đây cho thấy.

Các bạn có thể nhìn thấy trong những đoạn băng đó hình ảnh những tên côn đồ kiểu phát xít la hét, kéo cổ dân thường, đánh đập họ và dí súng vào họ. Đây không phải là hình ảnh mà người dân ở Crimea và phía đông Ukraine có thể chấp nhận được. Họ không muốn bất kỳ điều gì như vậy và họ nói, họ thực sự là người Nga và họ muốn trở lại nơi họ thuộc về. Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên trước các hành vi tàn bạo, dã man của những thành phần chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Vì thế, đó là toàn bộ mục đích của cuộc đảo chính ở Ukraine. Ukraine là một phần của Nga trong suốt 200 năm và một nửa Ukraine luôn là một phần của Nga. Vì thế, toàn bộ mọi chuyện là điên rồ và khi một nước xử lý chuyện nay một cách bất cẩn, đó là điều nghiêm trọng. Nó giống như những kẻ ngốc đã đưa thế giới đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ I.

Cảnh tòng quân ở Ukraine sau lệnh tổng động viên:

Theo Vnmedia

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.