ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đắp thuốc vào gan bàn chân phòng ngừa đột quỵ, chữa nhức đầu
Tuesday, March 25, 2014 19:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một tai biến thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, vữa xơ động mạch…có thể dẫn đến tàn phế, tử vong.

Theo Đông y, bàn chân được coi là “trái tim thứ hai”. Tác động bàn chân bằng phương pháp bấm huyệt, mat-xa…đã trở thành một phương pháp phòng và điều trị. Tiền nhân cũng đã có một số bài thuốc chỉ đắp dán vào huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân để nhằm mục đích chữa bệnh tăng huyết áp. Khi đắp dán thuốc vào lòng bàn chân, ngoài tác dụng của dược liệu còn có tác dụng của các huyệt đạo để điều chỉnh âm dương, khai thông uất trệ…

Trung tâm cấy chỉ – phục hồi chức năng Minh Quang trân trọng giới thiệu một phương pháp ngăn ngừa đột quỵ bằng thảo dược. Bài thuốc này đã được giới thiệu trên báo Sức khỏe Đời sống và báo Người cao tuổi.

ĐÀO HẠNH KHỬ Ứ TRỪ PHONG THANG là một bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược. Thực tế ứng dụng phòng chữa bệnh thấy có hiệu quả tốt. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bài thuốc còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh khác như nhức đầu, tăng giảm huyết áp, tê chân tay, phong thấp, đau thắt ngực, đau lưng, đau vai gáy, thiếu máu não, mất ngủ, đau bụng kinh, tiểu tiện không thông, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung…đều có thể sử dụng được. Người đã và đang bị đột quỵ sử dụng cũng rất tốt…

Thành phần bài thuốc: gồm có Đào nhân, Hạnh nhân, Chi tử (hạt dành dành), Gạo nếp, hạt tiêu sọ trắng đã được tán nhỏ, trộn đều.

Bài thuốc có tác dụng: Khu phong, hành huyết, hóa ứ trệ, ôn kinh tán hàn, chỉ thống (giảm đau), tiêu tích tụ (tiêu u)…

Cách đắp thuốc:

Trộn đều thang thuốc với 1/2 lòng trắng trứng gà, sau đó dàn mỏng thành miếng khoảng 7 x12 cm trên một miếng nilon mỏng có kích thước 20x25cm. tiếp đó băng thuốc vào lòng bàn chân. Tiện nhất là dùng nilon màng mỏng bao gói thực phẩm để quấn thuốc vào lòng bàn chân. Có thể đắp một hoặc cả hai chân. Nam đắp bên trái, nữ đắp bên phải. Khoảng 7 ngày đắp 1 lần, liên tục trong 6 tuần. Nên đắp thuốc vào buổi tối, sáng sau có thể gỡ bỏ. Sau khi đắp thuốc, lòng bàn chân chỗ tiếp xúc có màu xanh cửu long. Khi đắp thuốc tránh dây thuốc ra mu chân hoặc tay. Nếu dây thuốc nên rửa sạch bằng khăn ướt hoặc nước để tránh gây mất thẩm mỹ. Màu xanh này sẽ mất dần đi.

Một bệnh nhân nữ, 55 tuổi, mắc bệnh nhức đầu mỗi khi thay đổi thời tiết đã nhiều năm. Mỗi khi nhức đầu, trên da đầu thường căng mọng, sờ da đầu mũm như quả bưởi bị nẫu. Đây là hiện tượng ứ trệ tĩnh mạch dưới da đầu. Sau khi đắp dán thuốc vào bàn chân, thấy thời tiết thay đổi không còn nhức đầu nữa, sức khỏe khá hơn trước.

Tác giả bài viết: Bác sĩ Quách Tuấn Vinh

Bổ sung thêm. Ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen của người Trung Hoa từ lâu đời. Bạn hãy ngâm đôi bàn chân bạn vào chậu nước nóng ấm trong 5-10 phút. Khi pha nước ngâm chân, có thể cho một chút muối, vài giọt tinh dầu vào chậu nước. Sự nóng ấm và mùi thơm của tinh dầu mang lại cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu. Tiếp đó, hãy lau khô đôi bàn chân bằng một chiếc khăn bông sạch, không cần phải bôi dầu. Nếu không có điều kiện ngâm chân nước nóng, trước khi xoa bấm nên xoa xát hai lòng bàn chân với nhau hoặc dùng lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân cho nóng ấm. Với cách làm này bạn có thể thực hiện ngay tại văn phòng của chính bạn.

Filed under: Bệnh hệ tuần hoàn Tagged: phòng ngừa đột quỵ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.