So với những vị thần trong các văn hóa tín ngưỡng khác, các vị thần Ai Cập có vẻ “nền tính” hơn bởi họ hiếm khi “trút giận” lên loài người. Tuy nhiên, “hiếm” chứ không phải là không có.
1. Thần Ra “quét sạch” những ai dám cười nhạo
Thần Ra tượng trưng cho Mặt trời trong thần thoại Ai Cập. Thần cai trị nơi đây hàng ngàn năm yên bình và thịnh vượng. Nhưng khi đã lớn tuổi (trong thần thoại Ai Cập, các vị thần già đi rồi lại hồi sinh), một số kẻ bắt đầu cười nhạo và đem ngài ra làm trò đùa.
Nổi giận lôi đình, Thần Ra biến thần tình yêu Hathor trở thành nữ thần chiến tranh Sekhmet – một cỗ máy chém giết tàn bạo. Sekhmet đã trừng trị hơn một nửa số dân trên toàn lục địa. Đến một ngày, thần Ra nhận ra không có cách nào dừng Sekhmet khỏi cơn khát máu.
Ngài đành ra lệnh cho người dân nhuộm đỏ 7.000 vò rượu rồi đặt trên đất. Thần Sekhmet nhầm tưởng đó là máu nên đã uống “như chưa bao giờ được uống” cho đến khi say mèm. Lúc này, thần Ra mới có thể biến nữ thần trở lại làm thần tình yêu Hathor (mang hình dạng con bò cái).
2. Thần Set giết hại anh trai
Thần Set (hay Seth) được coi là ác thần trong thần thoại Ai Cập cổ đại. Anh trai thần Seth là thần Osiris – vị thần cai quản bầu trời. Thần Osiris rất có tài trong việc cai trị Ai Cập và có một gia đình khá hạnh phúc với chính em gái của mình là thần Isis – nữ thần vĩ đại đem lại sự sống cho người chết.
Hình ảnh vị thần Seth
Seth đã rất ganh tị với Osiris và lập một mưu kế rất “hiểm” – đúc một cỗ hòm thật lộng lẫy và đem đến dự tiệc của Osiris. Seth thách đố sẽ tặng cỗ hòm nay cho người nào nằm vào vừa vặn nhất.
Thần Osiris không ngờ bị chính em mình sát hại
Không ai biết rằng, đây là mặt hàng “giới hạn” chỉ dành riêng cho Osiris và khi thần nằm vào trong, Seth khóa chặt nắp hòm, bao phủ cỗ hòm với chì nóng chảy rồi vứt xuống sông Nile.
Vị thần Isis đã cố gắng tìm xác chồng và đưa về Ai Cập
Sau này, thần Isis tìm lại được xác chồng và đưa về Ai Cập. Tuy nhiên, ác thần Seth vẫn chưa chịu buông tha, hắn chặt xác chết thành 14 mảnh và đem rải ra khắp nước như một cách thể hiện sự tàn độc của mình.
Về sau, với sự giúp đỡ của nhiều vị thần khác, Isis đã tìm được các mảnh thi thể, chỉ trừ bộ phận sinh dục đã bị cá ăn. Theo một số dị bản, Isis đã tìm cách gom được xác và vận dụng quyền năng giúp thần sống lại.
3. Chiến tranh chú – cháu giữa Seth và Horus
Sau khi Isis tập hợp phần lớn thi thể của chồng và đưa Osiris sang bên kia thế giới (Osiris sau đó trở thành vua tại đây), Horus – con trai của Osiris và Isis đã gây chiến với người chú tàn ác.
Đây không phải là cuộc chiến thông thường mà rất mang tính chất “ăn miếng trả miếng”. Một lần khi Horus và thần Ra dạo chơi, Seth mò đến dưới hình dạng một con lợn lòi khổng lồ. Horus tò mò đến xem và hậu quả là bị lợn lòi Seth húc trọng thương, rồi bị thiêu cháy nhãn cầu. Khi đã phục hồi, Seth móc cả 2 mắt của Horus và chôn xuống đất.
Horus tiếp tục thách thức Seth đua thuyền trên sông Nile và yêu cầu là phải dùng mái chèo bằng đá. Chỉ có điều, mái chèo của Seth là “đá xịn”, còn của Horus là gỗ quét sơn giả đá. Kết quả là Horus giành chiến thắng trong sự tức giận của ác thần Seth.
Tuy nhiên, sự thực thì tội ác của Horus cũng không vừa. Lần khác, Horus và Seth đều biến thành cá sấu và ai ngoi lên bờ trước thì sẽ bị thua. Nữ thần Isis biết chuyện đã dùng móc câu kéo Seth lên nhưng lại thả hắn ra vì thấy tội nghiệp.
Horus phẫn nộ trước hành động của mẹ nên đã tuốt gươm chặt đầu mẹ mình. Sau cùng, Seth phải làm nô lệ cho thần Ra và Horus lên ngôi thần cai quản bầu trời thay cho Osiris.
4. Thần Apep tàn ác “hỗn chiến” không mệt mỏi
Thần Apep hay Apophis là vị thần độc ác cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn. Hiện thân của vị thần này là một con trăn khổng lồ ngày qua ngày bay ngang dọc bầu trời Apep tìm cách ám sát thần Ra – thần Mặt trời. Hắn muốn Ai Cập sẽ phải chìm trong bóng tối.
Theo truyền thuyết, một lần thần Ra đi trên thuyền Barque thì bất ngờ sóng lớn nổi lên, một con trăn biển khổng lồ chắn ngay trước mũi thuyền. Thần Ra lệnh cho con quái vật đi chỗ khác nhưng nó không nghe nên liền phóng một mũi lao vào con quái vật.
Nó ré lên và tấn công vào con thuyền của thần Ra. Theo người Ai Cập, khoảnh khắc mà Ra đánh nhau với Apep chính là bắt đầu từ lúc chập tối và khi con quái vật rút lui là lúc Mặt trời lên. Sau này, Apep bị xóa bỏ khỏi tín ngưỡng Ai Cập cổ vì các vị thần cho rằng, không thể thờ một con quái vật độc ác thế này được.