Trong 40 năm qua kể từ khi một nhóm giám đốc điều hành cửa hàng tạp hóa đã thống nhất quyết định việc sử dụng mã vạch để giúp nhận dạng sản phẩm. Tại thời điểm đó, không ai biết mã vạch là 1 tập hợp đơn giản những dãy sọc đen trắng sẽ trở thành một trong những công nghệ quan trọng đối với thương mại thế kỷ 20.
Mã sản phẩm chung viết tắt là UPC (Universal Product Code) là phong trào đầu tiên được xem như là một công cụ tiêu chuẩn mà mỗi nhà sản xuất bán lẻ có thể sử dụng để dễ dàng theo dõi sản phẩm và quản lý hàng tồn kho tốt hơn, giúp tăng tốc độ kiểm tra được lượng hàng tại mỗi điểm bán. UPC tại thời điểm đó đã không thay đổi nhiều kể từ khi phát minh vào tháng 4 năm 1973 nhưng đó vẫn là phương tiện dễ dàng và rất hiệu quả để quản lý các sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.
Ngày 24 tháng 6 năm 1974, tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio và mặt hàng đầu tiên được đưa qua máy quét UPC trong một cửa hàng bán lẻ là 1 gói kẹo cao su gồm 10 thanh Juicy Fruit của Wrigley.
Ngày 26 tháng 6 năm 1974, tại Trou, Ohio, Sharon Buchaman mã vạch GS1 đầu tiên được quét. Người phụ nữ điều khiển máy quét ma vach đã thốt lên: “Đây là một lượt quét nhỏ với tôi, nhưng lại là một đột phá lớnđối với nhân loại”. GS1 là một tổ chức phi lợi nhuận tại Brussels đã duy trì các tiêu chuẩn UPC quốc tế.
Hơn 40 năm qua và vẫn còn đang tiếp tục phát triển mạnh hơn thế nữa. Mã vạch là một công cụ cần thiết cho bất kỳ các loại hình kinh doanh hay tổ chức. Với những tiến bộ trong công nghệ may quet ma vach đổi mới thường xuyên và sự cải tiến của mã vạch 2D, QR code và Datamatrix, mã vạch sẽ tiếp tục là một công nghệ quan trọng trong thế kỷ 21 và xa hơn nữa.
Nguồn www.GlobalVision.com.vn