Nuôi ôtô tốn như ‘nuôi nghiện trong nhà’ Xem thêm
- Đầu tiên là phí gửi xe: Người sở hữu ôtô tốn trung bình 3-5 triệu đồng/tháng chỉ cho việc gửi xe
- Tiền xăng: Nếu một xe trung bình tháng đi 2.000 km sẽ mất khoảng 4,5 – 6 triệu đồng tiền xăng
Với mức chi dè dặt nhất cho một chiếc xe bình dân thì mỗi tháng cũng phải tiêu tốn khoảng 10 triệu đồng (120 triệu đồng/năm), ngoài ra còn có hàng loạt các khoản chi phí phát sinh mà các chủ xe không thể lường trước, như: xe bị va quệt, mất cắp phụ tùng, đền bù thiệt hại, tiền phạt vì vi phạm giao thông…
Khi các ‘ông lớn’ gặp khủng hoảng truyền thông, họ làm gì? Xem thêm
Mỗi công ty đều phải hứng chịu những cú sốc không nhỏ đối với danh tiếng lừng lẫy của mình. Chúng ta cùng nhìn lại những khó khăn của Nestle, Johnson & Johnson, hay AIG đã làm gì để khắc phục thảm hoạ đó.
Dự án 20 tỷ USD của Formosa Hà Tĩnh: Đâu là bài toán đầu tư? Xem thêm
Để phục vụ triển khai dự án nhà máy thép Formosa, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với 11.825 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức ảnh hưởng; thực hiện di dời 58 nhà thờ, gần 15 nghìn ngôi mộ lên khu tái định cư.
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Mức giá này được coi là “như cho không”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã “cho” quá nhiều để thu hút được một dự án đầu tư lớn. Trong bài toán đầu tư này, Việt Nam được gì và mất gì? Với một dự án thép ưu đãi lớn như thế đã đặt doanh nghiệp thép Việt Nam vào thế cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.
Nhiều đại gia Việt đang ‘bắt chước’ mô hình đầu tư Bill Gates? Xem thêm
Đóng góp chính vào khối tài sản 76 tỷ USD của Bill Gates không phải là cổ phiếu từ Microsoft mà là các khoản đầu tư của Cascade Investment LLC, một công ty đầu tư thuộc sở hữu của Bill Gates và gia đình.
Tương tự như cách làm của Bill Gates, việc những doanh nhân Việt giàu có lập công ty đầu tư riêng bắt đầu phổ biến trong vài năm trở lại đây.
- Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng cuối năm 2009 đã chuyển toàn bộ lượng cổ phiếu SSI của mình sang công ty TNHH Một thành viên Nguyễn Duy Hưng
- Một số công ty đầu tư cá nhân tiêu biểu khác có thể kể đến như Công ty PPK của chủ tịch Kinh Đô Trần Kim Thành, Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo của chủ tịch Ocean Group Hà Văn Thắm, công ty Trân Oanh của gia đình chủ tịch Thaco Trần Bá Dương… và mới đây nhất là việc chủ tịch Hoa Sen Group Lê Phước Vũ dự kiến chuyển lượng cổ phiếu trị giá 1.400 tỷ đồng sang Công ty Tam Hỷ.
Tại sao người bán ve chai phải ‘chia’ 5 triệu yên cho Nhà nước? Xem thêm
Liên quan đến việc chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) làm nghề mua ve chai bất ngờ tìm được 5 triệu yên trong thùng loa cũ:
Căn cứ quy định tại Điều 239 Bộ luật dân sự thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện.
Tuy nhiên, cũng có ý kiên theo khoản 2 điều 241 BLDS, đây phải được coi là tài sản bị bỏ quên. Trong trường hợp này, vật có giá trị hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước“.
Bài hot: Ai là Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt VN trong giai đoạn “nghi vấn”?
Xem thêm
Trước thông tin cán bộ Ban quản lý các dự án đường sắt thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (RMPU) nhận hối lộ 80 triệu Yên từ Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), hiện sự chú ý đang tập trung phần lớn vào các lãnh đạo RPMU trong giai đoạn nghi vấn từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 2 năm nay.
Dưới đây là danh sách những người đứng đầu RPMU trong giai đoạn này:
1. Ông Trần Văn Lục
Theo Trí Thức Trẻ