ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.khoahoc.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phát hiện hóa thạch cá voi cổ đại với hình dáng kỳ lạ
Thursday, March 27, 2014 15:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hóa thạch được tìm thấy tại phía bắc Greenland cho thấy rằng loài sinh vật biển cổ đại khổng lồ – tổ tiên của loài cá voi ngày nay – đã sử dụng một số bộ phận trên đầu với hình dáng kỳ lạ để lọc thức ăn từ nước biển.

Phát hiện hóa thạch cá voi cổ đại với hình dáng kỳ lạ
Tamisiocaris với các bộ phận phụ với các đốt, có thể co lại như một ngón tay để bắt mồi

Nghiên cứu miêu tả về loài vật mang tên Tamisiocaris lọc phù du bằng những bộ phận với kích thước lớn và hình dáng kỳ lạ. Cách kiếm ăn này giống với một số loài cá voi ngày nay.

Sinh vật này đã sinh sống trên Trái Đất từ 520 triệu năm về trước trong kỷ Cambri sớm – thời đại được biết đến với tên gọi Bùng nổ kỷ Cambri, thời mà hầu hết các nhóm động vật chính và các hệ sinh thái phức tạp đột nhiên xuất hiện.

Tamisiocaris thuộc một nhóm động vật có tên là anomalocarids, một loại động vật chân đốt thời kỳ đầu, bao gồm một số loài vật lớn nhất và mang tính biểu tượng nhất của kỉ Cambri. Chúng sở hữu những bộ phận phụ nằm ở phần đầu để bắt những con mồi lớn hơn, chẳng hạn như bọ ba thùy.

Phát hiện hóa thạch cá voi cổ đại với hình dáng kỳ lạ
Hóa thạch của một trong số các bộ phận trợ giúp bắt mồi của Tamisiocaris, với cơ chế hoạt động tương tự như các lưới lọc phù du của cá voi

Tuy nhiên, hóa thạch mới được phát hiện cho thấy rằng những động vật ăn thịt này cuối cùng cũng phát triển những bộ phận săn mồi trên thành bộ phận lọc nước biển, giống như cách thức cá voi ngày nay kiếm ăn.

Trưởng nhóm dự án, giáo sư Jakob Vinther, giảng viên tại Đại học Bristol, cho biết: “Những loài chân đốt thời kỳ đầu này, nếu xem xét theo góc độ sinh thái học, có thể được coi là cá mập và cá voi của kỉ Cambri”.

Phát hiện hóa thạch cá voi cổ đại với hình dáng kỳ lạ
Tamisiocaris sau đó phát triển thành một loài động vật săn mồi bị động

Việc phát hiện hóa thạch của loài này cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn về các loài anomalocarids. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự đa dạng về sinh học của Trái Đất trong kỷ Cambri, và giúp đào sâu hơn vào việc nghiên cứu các đặc điểm của hệ sinh thái đã từng tồn tại hàng trăm triệu năm về trước.

Giáo sư Vinther còn cho biết: “Những loài động vật to lớn, với hình thức kiếm ăn thụ động như vậy có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều về hệ sinh thái biển cổ đại. Việc kiếm ăn bằng cách lọc các sinh vật phù du tí hon từ trong nước biển tốn rất nhiều năng lượng, và như vậy thì cần rất nhiều thức ăn”.

Phát hiện hóa thạch cá voi cổ đại với hình dáng kỳ lạ
Loài động vật cổ đại này là tổ tiên của cá voi hiện đại

Hóa thạch Tamisiocaris được phát hiện trong một loạt những cuộc thám hiểm khảo cổ, dẫn đầu là đồng tác giả nghiên cứu David Harper, giáo sư thuộc đại học Durham, và kết quả của những phát hiện này được đăng trên tờ Nature.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.