>>> Giải mã bí ẩn khiến sao Kim trông to hơn sao Mộc
Ảnh: skyandtelescope.com
Bốn đốm trắng trôi nổi trong vùng rạn nứt tương đối trẻ có tên gọi Ganiki Chasma. Vùng này được chụp ảnh nhiều lần bởi công cụ Venus Monitoring Camera, gắn trên thiết bị thăm dò Venus Express.
Các nhà khoa học thực hiện việc sắp xếp hình chụp được trong quá trình thiết bị thăm dò này chuyển động trên quỹ đạo và sau đó họ tính toán độ sáng bề mặt những đốm trắng. Bốn “điểm nhấp nháy” có nhiệt độ cao hơn so với các phần còn lại của bề mặt sao Kim: 526-826 độ C so với 426-467 độ trung bình. Đây là dấu hiệu rõ ràng của hoạt động địa chấn tích cực.
Tất cả bốn điểm đều nằm gần Maat, ngọn núi lửa cao nhất trên sao Kim. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng lần phun trào cuối cùng của Maat xảy ra 10-20 triệu năm trước. “Về mặt địa chất, có thể coi là mới xảy ra ngày hôm qua”, ông Evgeny Shalygin, dẫn đầu nhóm các nhà khoa học cho biết. Hình ảnh cho thấy các điểm sáng gần Maat là dấu vết dòng dung nham hiện đại, kéo dài gần 30km.
Sao Kim bị bao phủ trong tấm màn khí độc dày đặc, được cho là sản phẩm của các vụ phun trào núi lửa trong quá khứ.
2014-03-31 00:16:14
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/52873_sao-kim-co-nui-lua-phun-trao.aspx