Nợ công là số tiền mà chính phủ trung ương đi vay nhằm một số mục đích như cung cấp năng lượng, cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư nước ngoài, đối phó với thiên tai và chi tiêu quốc phòng. Chủ nợ có thể là các quốc gia hoặc doanh nghiệpnước ngoài – gọi là nợ nước ngoài – hoặc thậm chí là các ngân hàng trong nước – gọi là nợnội địa.
Theo thông tin mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Mỹ không nằm không danh sách 10 nước có nợ công lớn nhất thế giới. Năm 2013, Mỹ đứng thứ 36 về ước tính nợ công. Mặc dù, nợ công của Mỹ là 17,6 nghìn tỷ USD nhưng tỷ lệ nợ công/GDP chỉ là 71,8%.
Một số nền kinh tế phát triển khác cũng không rơi vào top 10 là Anh (xếp thứ 20 với tỷ lệ nợ công/GDP là 91,1%), Đức (xếp thứ 26 với 79,9%), Brazil (xếp thứ 48 với 59,2%).
Đáng ngạc nhiên là có một số nước lại có nợ công khá thấp như Ấn Độ (xếp thứ 63 với 51,8%), Trung Quốc (xếp thứ 114 với 31,7%), và đặc biệt là Nga (xếp thứ 148 với 7,9%). Trong khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, Nga dựa vào các chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát chi tiêu công và quan trọng là, Nga xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Các nước giàu có khác như Saudi Arabia (tỷ lệ nợ công/GDP là 12,2%), Kuwait (6,4%) và Libya (4,8%) cũng là nước có tỷ lệ nợ công rất thấp.
Dưới đây là danh sách 10 nước có nợ công lớn nhất thế giới với tỷ lệ nợ công/ GDP trên 100%.
1. Nhật Bản
Tỷ lệ nợ công/GDP: 226,1%
2. Zimbabwe
Tỷ lệ nợ công/GDP: 202,4%
3. Hy Lạp
Tỷ lệ nợ công/GDP: 175%
4. Ý
Tỷ lệ nợ công/GDP: 133%
5. Iceland
Tỷ lệ nợ công/GDP: 130,5%
6. Bồ Đào Nha
Tỷ lệ nợ công/GDP: 127,8%
7. Ireland
Tỷ lệ nợ công/GDP: 124,2%
8. Jamaica
Tỷ lệ nợ công/GDP: 123,6%
9. Lebanon
Tỷ lệ nợ công/GDP: 120%
10. Singapore
Tỷ lệ nợ công/GDP: 113,6%