Những bí ẩn về cơn bão hình lục giác có sức lan tỏa khủng khiếp, lên tới 30,000 km trên đã “lộ mặt”.
Cơn bão hình lục giác trên
sao Thổ kéo dài tới 30,000 km, nhiều hơn hai lần đường kính của Trái đất, được phát hiện lần đầu tiên cách đây ba mươi năm. Các nhà nghiên cứu vô cùng khó khăn để tìm ra những bí ẩn mà cơn bão khổng lồ nắm giữ như cách nó làm thế nào hoạt động và khám phá các chu kỳ quay của sao Thổ.
|
Cơn bão hình lục giác trên sao Thổ kéo dài tới 30,000 km. |
Sức mạnh xoáy của cơn bão khổng lồ trên sao Thổ được cho rằng hoạt động mạnh giống như các máy bay phản lực trên Trái đất. Nó chuyển động xoay theo vòng trong hình lục giác. Hình lục giác được hình thành từ một dải gió trên khí quyển, tạo ra hình dạng sáu mặt.
Các nhà khoa học đã phân tích những hình ảnh trong màu giả, một phương pháp dựng hình giúp
khoa học dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa các loại hạt lơ lửng trong không khí bên trong và bên ngoài các hình lục giác. Bên trong hình lục giác, có ít hạt sương mù lớn và nồng độ của các hạt sương nhỏ, trong khi bên ngoài các hình lục giác thì ngược lại. Đó cũng chính là lý do cơn bão khổng lồ vẫn cứ tồn tại, không hề tan biến.
|
Cơn bão lục giác trên sao Thổ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. |
Năm ngoái, tàu vũ trụ Cassini đã cung cấp cho các nhà khoa học những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về dòng xoáy bão khổng lồ trong hình lục giác. Không có mô hình hình học nào giống như vậy được nhìn thấy trên bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự thay đổi theo mùa không ảnh hưởng đến cơn bão, vì vậy kết luận cơn bão hình lục giác có thể bắt rễ sâu trong bầu khí quyển của sao Thổ.
Chuyển động sóng trong hình lục giác đã tiết lộ các khía cạnh bí ẩn của hành tinh. Một cơn bão trên Trái đất thường chỉ kéo dài một vài tuần, nhưng cơn bão lục giác trên sao Thổ đã tồn tại ở đó trong nhiều thập kỷ, và có lẽ cả thế kỷ. Các nhà khoa học nghi ngờ tính ổn định của hình lục giác có tương quan với bề mặt trên sao Thổ, về cơ bản là một quả bóng khí khổng lồ.