Bệnh tiểu đường hiện nay khá nhiều người mắc phải, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp chúng ta kiểm soát đường huyết và trị bệnh kịp thời nếu có. Mỗi gia đình nên sắm cho mình máy đo đường huyết để bảo vệ những thành viên trong gia đình.
Máy đo đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào?
Bệnh tiểu đường còn là bệnh mạn tính. Sử dụng máy đo đường huyết để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, luôn duy trì đường huyết ở mức bình thường hay gần bình thường, có thể làm giảm hay làm chậm lại sự xuất hiện các biến chứng. Để biết được mức đường huyết nhằm điều chỉnh khẩu phần ăn, mức độ vận động, cũng như chế độ điều trị, người bệnh cần phải tự theo dõi đường huyết tại nhà. Kết quả nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tự theo dõi đường huyết với máy đo đường huyết cá nhân có thể làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường ở mắt 76%, ở thận 50%, thần kinh 60%…
Cách sử dụng máy đo đường huyết
Việc tự đo đường huyết được áp dụng cho mọi bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là người đang điều trị bằng insulin, phụ nữ bị đái tháo đường đang có thai, bệnh nhân đang mắc thêm một bệnh cấp tính như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể tạo sự khác biệt rất lớn trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày của bạn. Máy đo đường huyết cá nhân giúp theo dõi mức đường huyết cho người bị tiểu đường. Kết quả kiểm tra có thể giúp bạn xác định được tác động của thực phẩm, luyện tập và thuốc điều trị tiểu đường đối với đường huyết.
Theo thứ tự từ trái qua phải sẽ lần lượt là:
1) hộp đựng que lấy máu
2) hộp kim
3) bút bắn kim
4) máy đo
5) hộp đựng các miếng cồn
Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi sử dụng máy đo.
Nên rửa tay sạch bằng xà phòng điều này có tác dụng diệt khuẩn và làm cho máu lưu thông tốt hơn. Nếu vào lạnh bạn nên rửa tay bằng nước ấm.
Bước 2: Lau tay thật khô để khi lấy que thử ra khỏi lọ que sẽ không làm ướt que thử và khi lấy máu, máu sẽ không lan trên da khi lấy máu.
Bước 3: Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra. Có loại bút mình chỉ cần giật mạnh ra là được (không phải vặn)
Bước 4: Lắp kim lấy máu vào ống bút, lưu ý: cắm cho đến khi kim chạm đáy ống bút.
Bước 5: Vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim.
Bước 6: Lắp đầu bút lấy máu vào trở lại, vặn theo chiều kim đồng hồ (một số loại bút chỉ cần ấn vào khi nghe tiếng ” bụp” là được)
Bước 7: Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với từng loại da: da mỏng ở mức 1&2, da dày ở mức 4&5, da bình thường ở mức 3.
Bước 8: Lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút cho đến khi nghe thấy tiếng “bíp”.
Bước 9: Lấy que thử cắm vào máy, máy sẽ tự động khởi động. Có thể khởi dộng máy trước rối gắn que vào sau. Lưu ý: phải đậy nắp hộp que ngay sau khi lấy que ra (không được mở hộp quá 15s)
Bước 10: Máy sẽ tự động nhận diện và hiện số code trên máy. Bạn phải chắc chắn rằng số code hiện trên máy cùng với số code ghi trên hộp que. Nếu 2 số này không khớp nhau thì không tiến hành đo và liên hệ nhà cung cấp. Vì có đo thì kết quả cũng không thể tin cậy được.
Bước 11: Tiến hành lấy máu: Xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu. Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu. Ấn nút (như hình 11) kim lấy máu sẽ đi tới và đâm nhẹ vào dưới da và rút lại ngay lập tức. Ta có cảm giác như kiến cắn (không có đau đâu nhé ). Sau đó, nặn cho máu ra chừng 1 gọt.
Lưu ý: Vì lý do nào đó nếu quá trình lấy máu quá lâu, máy đang có que thử có thể tự động tắt để tiết kiệm pin, bạn cần rút que thử ra rồi cắm lại để máy khởi động lại)
Bước 12: Chạm nhẹ gọt máu (mẫu máu) vào khe lấy máu của que thử, máu sẽ tự động được hút vào khe nhờ công nghệ Drawing. Khi máu đã được hút đầy khe máy sẽ kêu tiếng bíp báo hiệu máu đã đủ và đếm ngược để cho kết quả. Chú ý: Bạn phải làm bước này cho đúng (máu sẽ tự dộng được hút vào đầy khe) nếu không kết quả đo có thể không chính xác.
Bước 13: Sau khoảng vài giây (tùy vào loại máy) máy sẽ hiển thị kết quả đo là mmol/L hoặc mg/dL do bạn cài đặt đơn vị đo khi lần đầu sử dụng. Lưu ý: Nếu bạn chưa cài đặt đơn vị đo thì bạn lấy đơn vị mmg/dL chia cho 18 = đơn vị mmol/L.
Lưu ý khi đo đường huyết
bảng đường huyết
Lưu ý:
_ Phải gắn que lấy máu vào máy đo đường huyết trước rồi mới chấm máu chứ không phải chấm máu rồi mới gắn vào máy đo
_ Khi gắn que thử đường huyết vào máy sẽ tự động bật lên và sẽ tắt sau 3 phút hoặc khi được rút que ra. Bởi vậy hoặc là gắn sẵn và nhanh chóng dùng bút bắn máu ra trong vòng 3 phút, hoặc là bắn máu ra trước rồi nhanh chóng gắn que vào máy đo rồi chấm máu. Tùy quen tay, làm sao cũng được.
_ Thường phải thử đường huyết khi đã nhịn đói được 8 tiếng trở đi. Nên tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy chưa ăn gì hết thì thử đường huyết là tốt nhất.
xem thêm : cách kiểm soát huyết áp