Hạt, lá, cành, vỏ cây, rễ và thịt của quả mơ được sử dụng trong y dược truyền thống của người Trung Quốc. (Ảnh: Valentyn Volkov/photos.com)
Vào thời Tam Quốc (220-280 TCN), có một vị lương y nổi tiếng của y học cổ Trung Quốc tên là Đổng Phụng. Mỗi khi có người tìm đến ông để xin bốc thuốc trị bệnh, ông thường đưa cho họ các bài thuốc được điều chế từ quả mơ.
Ông không bao giờ đòi hỏi tiền công, thay vào đó ông yêu cầu các bệnh nhân trồng cây mơ ở núi Lư – 5 cây đối với bệnh nhân mắc bệnh nặng và 1 cây đối với những người có triệu chứng nhẹ.
Chỉ trong vài năm, đã có hàng nghìn cây mơ mọc lên khắp ngọn núi. Phong cảnh tươi đẹp đồng thời thu hút lũ hổ về quanh khu rừng.
Tại sao Đổng Phụng cho bệnh nhân của mình trồng rất nhiều cây mơ như vậy?
Mơ là một trái cây mùa hè. Hạt, lá, cành, vỏ cây, rễ cây đều có thể sử dụng trong điều chế dược liệu. Đặc biệt thịt mơ thường được dùng như một loại thuốc tiêu đờm và ho, cũng như làm thuyên giảm bệnh suyễn và bổ phổi.
Đổng Phụng tận dụng tác dụng của cây mơ để trị bệnh cho rất nhiều người mà không tốn một xu nào. Nghìn năm qua, y đức cao quý của Đổng Phụng vẫn được coi là một biểu tượng của những người hoạt động trong ngành y.
Ngoài ra, lương y Đổng Phụng còn đổi những quả mơ chín lấy gạo đem phát cho người nghèo, dẫn đến câu nói của người Trung Quốc “Hạnh lâm xuân noãn” để chỉ lòng thương người đẹp như rừng mơ vào xuân.
Một câu nói khác của người Trung Quốc rằng “Hổ cứ hạnh lâm” - “cây mơ được bảo vệ bởi một con hổ phục bên dưới”.
Tích cổ kể rằng, một người thanh niên một lần thừa cơ đổi một nhúm gạo nhỏ lấy một giỏ mơ đầy. Con hổ bảo vệ cây mơ liền gầm gừ và lao vào người thanh niên trẻ khi thấy anh này nhặt rất nhiều mơ. Người thanh niên vấp ngã và buộc phải để lại đống mơ rơi từ trong giỏ để chạy thoát thân.
Về đến nhà, anh ta thấy mình còn lượng mơ vừa đủ với số gạo mà anh ta đã trao đổi, và anh ta nhận ra rằng không nên ham muốn nhiều hơn những gì bản thân bỏ ra.
China Gaze là phiên bản tiếng Anh của trang web tin tức tiếng Trung nổi tiếng Kanzhongguo. Website nhằm cung cấp cánh cửa dẫn tới triết lý, văn hóa và vẻ đẹp của nền văn minh 5.000 năm tuổi của Trung Quốc.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên