ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Cuộc đua margin” mới của Chứng khoán MB?
Tuesday, April 1, 2014 2:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Ban điều hành MBS đã có tờ trình tăng hạn mức vay MB, mở rộng đối tác chuyển nguồn và các chính sách liên quan.

Tháng 12/2011, nội bộ Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) – nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) – xôn xao với bức thư chia tay của Tổng giám đốc Lê Đình Ngọc sau nhiều năm gắn bó và có công đưa TLS lên “đỉnh cao” về thị phần môi giới chứng khoán.

“Không đặt tham vọng giữ thị phần số 1 hay số 2”

“Các bạn hãy sát cánh bên nhau, ủng hộ những người điều
hành mới, để đưa Thăng Long quay trở lại quỹ đạo hoạt động bình thường và đúng với vị trí của mình”. Đó là lời nhắn nhủ của cựu Giám đốc TLS gửi tới đồng nghiệp.

Sau đó ông Lưu Trung Thái, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), được cử sang đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc TLS.

Nhiều người tham dự đại hội đồng cổ đông TLS ngày 9/12/2011 vẫn còn nhớ đến sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu ban lãnh đạo công ty, để rồi một thời gian sau TLS đổi tên thành MBS.

Tại đại hội đồng cổ đông hôm đó, cổ đông đã bầu 3 nhân sự từ MB vào Hội đồng Quản trị TLS, và không lâu sau đó ông Lưu Trung Thái đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị TLS, với tuyên bố: “Không đặt tham vọng giữ thị phần số 1 hay số 2”.

Đồng thời, TLS cũng thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị tối đa là 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm,
chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.

Với việc MB bơm vốn thông qua phát hành trái phiếu, MBS
được kỳ vọng sẽ thay đổi hình ảnh, đặc biệt là tăng quản trị rủi ro để tránh vết xe đổ của Chứng khoán Thăng Long, công ty lỗ gần 600 tỷ năm 2011 và phải đóng cửa nhiều chi nhánh, phòng giao dịch.

Hiện MB đang sở hữu 79% vốn của MBS sau khi chuyển đổi 600 tỷ trái phiếu thành cổ phiếu MBS cuối năm 2013.

Dù được bơm vốn, và hỗ trợ từ ngân hàng mẹ và vốn đầu tư của chủ sở hữu lên tới 1.223 tỷ đồng, nhưng năm 2013, MBS báo lãi vỏn
vẹn 20,55 tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 280 tỷ đồng. Mức lãi này được MBS giới thiệu là “mặc dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng MBS đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra”.

Năm 2014, MBS đặt mục tiêu doanh thu hơn 300 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 45 tỷ đồng, thị phần nâng lên 7,44% từ mức 5,87% năm 2013. Dù được hỗ trợ hạn mức vốn lớn từ MB, mục tiêu lãi hơn 45 tỷ đồng nêu trên của một công ty vốn hơn 1.200 tỷ như MBS, vẫn là một con số khiêm tốn.

Dù vậy, mục tiêu trên là một trong những cơ sở để ban điều hành MBS đề xuất với ngân hàng mẹ MB tăng hạn mức cho vay, mở rộng dịch vụ tài chính, trong đó, có dịch vụ margin.

Bước vào “cuộc đua margin”?

Đầu tháng 3 năm nay, ban điều hành MBS đã có tờ trình tăng hạn mức vay MB, mở rộng đối tác chuyển nguồn và các chính sách liên
quan.

Tại tờ trình, MBS cho biết, tính đến 24/4/2014, Ngân hàng Quân đội đã hỗ trợ MBS 797 tỷ đồng trên hạn mức 1.065 tỷ đồng thông
qua môi giới trái phiếu hoặc thông qua đối tác thứ ba gửi tiền sang MBS. Ngoài Ngân hàng Quân đội, MBS chưa tìm kiếm được nguồn tài trợ khác
từ các tổ chức tín dụng hay tổ chức kinh tế.

Dư nợ dịch vụ tài chính bình quân năm 2013 đạt trên 480
tỷ đồng và từ đầu năm 2014 đến ngày 24/2 đạt 659,05 tỷ đồng. Hiện tại Ngân hàng Quân đội hỗ trợ cho MBS vay thông qua hai đối tác trung gian là Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Công ty Tài chính Vinaconex -
Viettel.

Theo đánh giá của MBS, thị trường chứng khoán đã đi qua
giai đoạn đáy và đang ở trong kênh tăng giá mạnh mẽ về trung và dài hạn, tâm lý các nhà đầu tư đều hưng phấn.

“Nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng lên mạnh mẽ, đệm thanh khoản của MBS hiện ở mức thấp. Nếu thị trường bùng nổ trở lại như các năm 2008-2010, MBS có khả năng thiếu thanh khoản do không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”, tờ trình của MBS nêu rõ.

Trên cơ sở này, ban điều hành MBS xin phê duyệt cho tăng hạn mức vay Ngân hàng Quân đội, trong đó từ quý 2 đến quý 4 năm nay
sẽ nâng mức vay thêm 435 tỷ đồng, từ mức 1.065 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng. Từ quý 4/2014, MBS muốn vay thêm 300 tỷ đồng, từ 1.500 tỷ đồng lên
1.800 tỷ đồng.

MBS cũng muốn mở rộng các đối tác thứ ba để chuyển nguồn giữa Ngân hàng Quân đội và MBS, do MBS chọn trong số NamViet Bank,
TienPhong Bank và An Binh Bank. Ban điều hành MBS muốn được ủy quyền tìm kiếm đối tác với mức phí trả cho đối tác là 1%.

Cũng theo MBS, cuối năm qua, MBS được Ngân hàng Quân đội hỗ trợ áp dụng lãi suất tài khoản không kỳ hạn của MBS tại Ngân hàng
Quân đội bằng lãi suất nội bộ với số tiền lãi trả thêm cho MBS năm 2012
đạt 15 tỷ đồng, năm 2013 đạt 13 tỷ đồng.

Năm 2014, ban điều hành MBS xin tiếp tục chính sách ưu đãi với các khoản tiền gửi không kỳ hạn của MBS được hưởng lãi suất bằng
lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng khi tổng số tiền gửi không kỳ hạn bình quân tháng lớn hơn 300 tỷ đồng…

Cùng với việc tăng hạn mức vay, ban điều hành MBS cũng muốn cải tiến dịch vụ ký quỹ (margin+). MBS xin giảm lợi nhuận cố định của Ngân hàng Quân đội được hưởng từ 4% xuống 3%. Đồng thời, đàm phán với Ngân hàng Quân đội tìm giải pháp để khách hàng sử dụng sản không phải khế ước, nhận nợ từng lần…

“Đàm phán với Ngân hàng Quân đội tìm giải pháp để cho phép khách hàng sử dụng margin+ có thể rút tiền mặt, số tiền rút căn cứ trên tài sản của khách hàng có và không hạn chế theo mục đích vay. Tăng thời hạn khoản vay margin kéo dài lên tối đa 9 tháng”, ban điều hành MBS
kiến nghị.

Trong văn bản kiến nghị, ban điều hành công ty chứng khoán này cũng muốn mở rộng chi nhánh Ngân hàng Quân đội tác nghiệp cung
cấp sản phẩm M+ cho khách hàng ngoài các đơn vị đang thực hiện.

Đáng chú ý, trong quyết định của Hội đồng Quản trị MBS ngày 17/3 vừa qua, công ty đã thông qua việc tăng hạn mức góp vốn MBS theo hợp đồng hợp tác kinh doanh chứng khoán ký giữa MBS và Công ty Tài chính Vinaconex – Viettel, từ 800 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Lý do của việc tăng hạn mức được ban điều hành MBS cho là “hạn mức 800 tỷ đồng hiện tại đã không đủ để áp ứng nhu cầu của khách
hàng trong khi diễn biến thị trường vẫn đang tích cực, nhu cầu của khách hàng tăng lên mạnh mẽ”.

Với kế hoạch vốn lớn như vậy, cùng với sự hỗ trợ ngân hàng mẹ MB, dường như MBS đang hướng tới việc cung cấp mở rộng dịch vụ tài chính, cải tiến sản phẩm margin mang hướng “thông thoáng” hơn.

Dù vậy, kế hoạch này khiến cho thị trường không thể không nhớ đến những dịch vụ mà Công ty Chứng khoán Thăng Long từng cung cấp, góp phần khiến thị phần môi giới của công ty đã có thời điểm vươn lên đứng đầu thị trường. Nhưng với việc phải nhờ đến việc mua trái phiếu
của Ngân hàng Quân đội để tăng vốn hoạt động sau khi công ty dính lỗ lũy kế lớn, một câu hỏi nên được đặt ra, là cuộc đua margin (nếu có) của
MBS sẽ đi tới đâu, khi bài học của Chứng khoán Thăng Long hơn ai hết họ
là người nắm rõ nhất?

Nguồn Vneconomy

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.