Trung Cộng quen thói nói láo, tuyên truyền bịa đặt lặp đi lặp lại nhồi nhét vào óc người ta sự kiện “đã rồi”, vì lâu ngày qúa mệt mỏi người ta không phản đối mà phải công nhận sự thật nó dàn dựng nên.
Trò dối trá này đã được TC áp dụng trong âm mưu khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và vùng đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. TC trắng trợn tự ý vẻ lại bản đồ vùng biển tranh chấp chủ quyền này. Thậm chí đã nhào nặn ra lịch sử (*) vẽ ra “Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn”, gồm 9 nét đứt đoạn, còn gọi là đường chữ U (được Philip Bowring tác giả bài phân tích tựa đề “China’s Invented History”, sử dụng để minh họa cho bài viết).
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tưởng rằng những trò xảo quyệt trên sẽ trôi qua trót lọt qua mánh khóe tuyên truyền nói trên. Nhưng ông đã bị một vố “ê ẩm mặt mày” trong chuyến thăm Đức ngày 28 tháng 3 vừa qua. Trong dịp này, Ông Tập Cận Bình đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng một tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Trông thấy tấm bản đồ, Ông Tập lặng người, không nói được một lời.
Hành động này của Thủ tướng Đức được diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc đang trên đường Âu du trong khuôn khổ “Diễn đàn The Hague” về vấn đề an ninh hạt nhân, diễn ra trong hai ngày 24-25 tháng 3.
Theo báo cáo truyền thông, Đức đã tặng Chủ tịch Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ mang tên “Trung Quốc Đích thực”(*), trong đó không có Hoàng Sa, Trường Sa, và các xứ tự trị Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, và Mãn Châu
Khi Tập Cận Bình về nước, truyền thông Trung Cộng đã không đăng tải bản đồ mà bà Angela Merkel tặng theo đó Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa, và đã tráo trở công bố một bản đồ khác in năm 1844, bao gồm Trường Sa, Hoàng Sa.
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 – Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)
Bản đồ được Thủ tướng Đức tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình do nhà bản đồ học người Pháp, Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, và được một nhà xuất bản Đức in năm 1735, dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là “tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18”.
Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng La tinh trên đó, chỉ ra một “Trung Quốc Đích thực”, khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực. Hoàng Sa, Trường Sa không có trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.
Phản ứng khi Tập Cận Bình nhận bản đồ “Trung-Quốc Đích thực”
Báo chí Trung Quốc đã đăng tải một bản đồ khác với bản đồ của d’Anville và nói đó là bản đồ mà bà Merkel tặng ông Tập (!). Bản đồ này (không phải bản đồ d’Anville), là của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, tức là sau hơn 100 năm khi nhà bản đồ học người Pháp, ông Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville đã vẽ nó và được một nhà xuất bản Đức in năm 1735.
Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này.
Cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra giận dữ với món quà “nhạy cảm” bà Merkel tặng- bức đồ bản d’Anville- cho rằng đó là “món quà vụng về”, hoặc là “Đức chắc có động cơ thầm kín”, hay còn đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.
Còn bản đồ Dower trái lại được đón chào hơn, và có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như quyền lực vĩ đại của đế quốc Trung Hoa trước đây.
Các tờ báo uy tín như Time, Foreign Policy, The Sydney Morning Herald…đều có báo cáo về sự kiện Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình một món quà “nhạy cảm” nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua.
Món quà này là một tấm bản đồ cổ vẽ lãnh thổ Trung Quốc từ thời Càn Long (1736 – 1795) của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville, được một nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735. Tên của tấm bản đồ này là “China Proper” (Trung Quốc Đích thực).
Theo báo cáo truyền thông, Rachel Lu của báo Foreign Policy (http://www.foreignpolicy.com) bình luận: “Bản đồ lịch sử là một vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc. Mỗi một học sinh Trung Quốc đều phải học rằng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) phải là những phần không thể tách rời của Trung Quốc”, nhưng tấm bản đồ d’Anville lại phủ nhận điều này.
Tờ Time phản ánh lời một cư dân mạng người Trung Quốc phát biểu: “Chúng tôi luôn nói rằng những khu vực trên là một phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại. Vậy mà bà Merkel lại nói với chúng tôi rằng thậm chí đến thế kỷ 18 những khu vực ấy vẫn không thuộc về Trung Quốc”
Sự kiện Đức tặng tấm bản đồ nhạy cảm xảy ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng gia tăng, do thái độ hiếu chiến của Trung Cộng, bất chấp luật pháp quốc tề, tự ý vẻ lại bản đồ thế giới, lấn lướt các nước láng giềng nhỏ bé với tham vọng tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn để nâng tầm vị trí cường quốc của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, ngày 3/4 đã lên tiếng cảnh báo tình hình rất đáng quan ngại về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và thúc giục các bên chớ nên dùng võ lực để theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình.
Theo một mạng tin cộng đồng VN bình luận, sự kiện như một gáo nước lạnh dội vào chính sách lãnh thổ, chủ quyền mà Trung Quốc đang theo đuổi.
Chú thích:
Trung Quốc đích thực (*)=Proper China
Nhào nặn ra lịch sử (*) =Invented History
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên