GÓP Ý VỚI CÁC GIA ĐÌNH CÓ CON NHỎ TẠI VIỆT NAM VỀ BỆNH SỞI TRUYỀN NHIỂM CẤP TÍNH
Sunday, April 20, 2014 10:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nhiều người lầm tưởng lẩn lộn giữa bệnh sởi và ban, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ…
Hiện nay bệnh sởi đã trở thành đại dịch tại Việt Nam. Số trẻ tử vong cao hơn gấp 5 lần so với con số Bộ Y Tế đưa ra.
Vì sởi lây bệnh qua đường hô hấp nên khi con mình bị Ban hay nóng sốt mà cứ tưởng là bệnh Sởi, khi đưa vào bệnh viện thì bị lây bởi những bệnh nhân trong bệnh viện.
Nếu bạn thấy con mình có những triệu chứng như:
- Biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc ỉa lỏng, ngủ hay giật mình.
- Mệt mỏi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, họng đỏ.
- Có những chấm trắng bằng đầu kim mọc rải rác trong môi, má trước răng hàm, trán hoặc sau tai, sau gáy, lưng có 1 vài nốt đỏ như muỗi đốt.
Là có triệu chứng sởi.
Câu Hỏi Quan Trọng:
Bệnh viện sẽ làm gì được nếu con tôi bị Sởi ?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Bệnh viện họ chỉ theo dõi, cho trẻ em uống thuốc ho và thuốc tylenol để trị sốt. Một số em bị niêm mạc đường hô hấp, khó thở sẽ phải sử dụng máy thở oxy.
Vì bệnh viện lúc nầy quá đông nên BS sẽ không chăm sóc cho con mình tốt hơn là mình chăm sóc tại nhà. Với thể sởi lành tính thì nên điều trị tại nhà, đừng nên đưa vào bệnh viện.
Vì thể sởi lành tính khi đưa vào bệnh viện thì con của mình có thể bị lây sang sởi cấp tính rất nguy hiểm.
Khi chăm sóc tại nhà thì cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với những trẻ khác.
Hằng ngày vệ sinh da dẻ, răng – miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội).
Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng sinh.
Cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ đang ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten.
Cho uống thuốc giảm ho. Trẻ sốt cao lau khăn ấm, cho uống paracetamol, thuốc an thần.
Không dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị sởi với mục đích dự phòng biến chứng vì dễ gây loạn khuẩn và dị ứng. Chỉ khi trẻ bị viêm tai giữa, viêm thanh – khí – phế quản, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn mới cho dùng thuốc kháng sinh; và chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.
Để đề phòng khô mắt do thiếu vitamin A, có thể cho trẻ uống vitamin A 100.000 đơn vị trong hai ngày đầu. Sau khi sởi bay cho uống thêm một liều như thế.
Cha mẹ nên cân đo thật kỹ trước khi đưa con mình vào bệnh viện. Luôn ghi nhớ là bệnh viện hiện nay rất đông bệnh nhân cho nên con mình có thể KHÔNG bị sởi mà chỉ bị ban, khi đưa vào bệnh viện thì sẽ bị lây dễ dàng sang sởi vì bệnh viện KHÔNG có phòng riêng cho từng trẻ em.
Bác sĩ bệnh viện chỉ cho uống thuốc ho và thuốc giảm sốt như Tylenol thôi vì bệnh sởi hiện nay chưa có thuốc trị. Tốt nhất cho tình trạng dịch sởi hiện nay là chăm sóc tại nhà.
(*) Thông thường, thân nhân của Thùy Trang bệnh sởi thì Thùy Trang đưa ngay về Dalat chăm sóc vì không khí thoáng mát sẽ giúp trẻ em chóng bình phục hơn là ở những nới nóng nực như SG hay Huế.
Luôn nhớ là BỆNH VIỆN không phải là một bà TIÊN có phép màu. Theo tâm lý mọi người thì cứ đưa vào bệnh viện thì an tâm hơn và cứ nghĩ BS là THÁNH, có thể làm phép được.
Xin thưa là KHÔNG, BS ở bệnh viện không làm gì được hơn với dịch sởi hiện nay đang xảy ra. Nếu con mình khó thở thì mới đưa vào bệnh viện để có máy thở Oxy. Nếu thuê được máy thì nên cho con mình ở nhà thở tốt hơn là dùng máy trong bệnh viện hiện nay.
Phần trên đây chỉ là ý kiến của Thùy Trang, mình đưa ra tất cả những gì có thể xảy ra để cho các bật cha mẹ có tầm nhìn rõ hơn. Còn sự định đoạt là do các bật cha mẹ quyết định.
Nguyễn Thùy Trang
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us