Bất chấp khó khăn, đã đạt được những thành quả lớn để tạo chỗ đứng ở Đông Nam Á – thị trường của hơn 600 triệu dân với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng.
Doanh số của trang web bán hàng trực tuyến này tăng hơn 2 lần trong 6 tháng trở lại đây trong khi số lần truy cập vào web cũng tăng 70% lên gần 1 triệu lượt/ngày trong giai đoạn này.
Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu bán lẻ, tại Đông Nam Á, mua sắm trực tuyến mới chỉ chiếm 1% tổng doanh số bán lẻ, thấp hơn so với của Trung Quốc là 8%, Mỹ, Anh là 10%. Maximilian Bittner, CEO của Lazada, cho rằng đây là cơ hội tăng trưởng lớn.
Mô hình kinh doanh của Lazada tuy giống Amazon, cùng là bán hàng hóa của chính mình vừa là cho phép bên thứ 3 quảng cáo, bán sản phẩm trên website của mình, nhưng việc kinh doanh thương mại điện tử ở Đông Nam Á lại vấp phải những khó khăn riêng, Bittner cho biết.
“Khi Amazon bắt đầu kinh doanh tại Mỹ, họ không phải tính đến việc làm cách nào chuyển hàng đến cho khác, họ đã có dịch vụ vận chuyển UPS”, Bittner nói.
Lazada trong khi đó phải lập các đội ngũ chuyển phát nhanh cho từng thị trường, đội ngũ này vận chuyển khoảng 30% đơn hàng. “Ở thị trường của chúng tôi, chúng tôi không phải chỉ tính đến vấn đề logistics mà còn cả hệ thống thanh toán. Phương thức thanh toán chủ yếu của chúng tôi vẫn là giao hàng và nhận tiền (cash on delivery)”, Bittner cho biết.
“Một trong những thách thức nữa đó là hướng dẫn khách hàng các bước mua sắm trực tuyến. Ví dụ, chúng tôi sẽ gửi tin nhắn cho họ để xác nhận đã nhận được đơn hàng”. Nhưng đáng nói hơn nữa là giúp việc mua sắm trở nên thuận tiện hơn với người tiêu dùng ở những địa điểm xa.
Kể từ khi ra đời cách đây 2 năm, Lazada đã thu hút đầu tư từ các định chế như JPMorgan hay đại gia bán lẻ Anh Tesco – đơn vị đã mua cổ phần thiểu số tại Lazada hồi tháng 12 năm ngoái. Lazada có sự hậu thuẫn lớn từ “ông trùm” Rocket Internet mang quốc tịch Đức – tập đoàn chủ quản nhiều dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên phạm vi toàn cầu, như Zalando và Dafiti.