ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lời tiên tri đáng kinh ngạc trong Chiến tranh thế giới II
Wednesday, April 23, 2014 23:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người ta nói nguy hiểm càng đến gần thì càng nhiều nhà tiên tri xuất hiện. Thật vậy, trong Chiến tranh Thế giới II đã có những tiên tri chính xác đến kinh ngạc.
 
Mô tả chiến tranh thế giới trước 20 năm
 
Trung tuần tháng 8 năm 1918, một người làm công tác thời sự tin tức của Mỹ tên là Lec-rơ viết một bài với tựa đề “Cuộc chiến tranh năm 1938” đăng trên tạp chíMọi người. Lúc đó cuộc Chiến tranh thế giới I đã bước vào giai đoạn cuối. Quân Đức đã bị chặn đứng ở bờ sông Nile vào tháng 7.
Ngày 8/8/1918, ở chiến dịch Yamen, Đức lại bị đánh lui nhiều lần. Thêm vào đó, nước Mỹ đã cử tướng Panchang đem quân tham chiến. Những dấu hiệu của sự kết thúc chiến tranh đã hiện rõ. Chỉ sau 2 tháng kể từ khi bài báo trên được đăng, vào ngày 11/11, Chiến tranh thế giới I đã chính thức kết thúc.

 

 
Quân đội phát xít Đức trong Thế chiến II. Ảnh: Internet

 

Trong bối cảnh nước Đức đã đầu hàng và chấp nhận bồi thường chiến phí, Lec-rơ lại đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác. Ông cho rằng trừ khi đập tan hoàn toàn hy vọng phục hồi của Đức, nếu không nó sẽ trỗi dậy, dùng cuộc chiến tranh to lớn hơn để mang tai họa cho loài người.
Đáng kể là Lec-rơ khẳng định năm 1938 sẽ bùng nổ một cuộc chiến. Tác giả bài viết này đã mô tả về sự chuẩn bị chiến tranh của Đức như sau: Nước Đức bắt đầu bí mật chỉnh đốn lại quân đội. Với một quy mô lớn, tàng trữ vật tư cho chiến tranh, lại còn thực hiện chế độ phân phối theo định lượng trong cả nước.
Thời gian cứ từng năm trôi đi, đã có tin tức tiết lộ ra, nước Đức đã bí mật tàng trữ được rất nhiều vũ khí đạn dược. Các nhà khoa học Đức cũng đã phát minh được rất nhiều loại vũ khí mới. Khiến người ta kinh sợ là hội bắn súng của Đức, nghe đâu là cơ sở huấn luyện quân sự cho thanh niên, số người tham gia các môn thể thao lên tới 5 vạn, thì ra là diễn tập quân sự biến tướng.
Ngoài ra còn có hiệp hội bay, lan rộng khắp cả nước. Ngoài huấn luyện kỹ thuật bay, còn tăng thêm phần luyện tập tác chiến rất nghiêm ngặt để nâng cao hiệu quả tác chiến thực tế.
Nước Đức có một đội quân đông tới 20 triệu, đã chuẩn bị sẵn sàng để hành động. Trong lúc cả châu Âu không hề có sự chuẩn bị, thì chỉ 3 tuần lễ là đã có thể sụp đổ. Nước Anh sẽ bị chiếm đóng sau khi bị tập kích bằng không lực, chỉ còn nước Mỹ và các vùng tự trị hải ngoại của nước Anh để chống lại quân địch. Đó là đêm của người Phổ, đêm “đại cáo thành công”.
Sau này, các sự thực lịch sử đã chứng tỏ bài báo của Lec-rơ đã tiên tri rất đúng những sự kiện diễn ra hơn 20 năm sau đó. Thật là một điều đáng kinh ngạc.
Lec-rơ chỉ sai ở mấy điểm là: Thứ nhất năm 1939 mới bắt đầu chiến tranh so với dự đoán 1938 của ông. Thứ hai quân Đức không lấy được cả châu Âu trong 3 tuần.
Nhưng ở các điểm còn lại, dự đoán của Lec-rơ chính xác không sai một li. Nước Đức đúng là đã tổ chức quân đội đông đảo, tàng trữ nhiều vũ khí và vật tư cho chiến tranh. Binh sĩ và phi công Đức đúng là đã được huấn luyện tại các doanh trại thanh niên và hội bắn súng, hội phi hành để che mắt các nước châu Âu. Các nhà bác học Đức cũng đã được huy động để chế tạo nhiều vũ khí mới cho chiến tranh.
Tiên tri sự kiện Trân Châu Cảng và cái chết của Ru-dơ-ven
Vào năm 1941 trước khi Nhật đánh úp Trân Châu Cảng 3 tháng đã có một vị hội trưởng giáo hội phổ biến Bapharốp tiên tri về điều này. Ông này tên là Đômốt xec kary.
Năm 1941, diễn viên Uynxớt tổ chức một vũ hội gia đình ở Amanda (nước Mỹ). Vì muốn tăng thêm không khí vui vẻ cho vũ hội, cô đã cho mời Kary (vốn quen biết nhau từ trước) tới để tiến hành một cuộc biểu diễn tiên đoán.

 


 Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven. Ảnh: Internet.

 

Khi Kary đã trùm mắt và bước vào trạng thái sẵn sàng tiếp chuyện, Uynxớt bèn hỏi: “Nước Mỹ rồi đây có tham chiến không? Nếu có thì bao giờ?”. Kary trả lời: “Dù nước Mỹ muốn hay không, đều phải tham chiến. Bởi vì chỉ trong vòng 3 tháng, Nhật Bản sẽ đánh úp Trân Châu Cảng”.
 
Uynxớt lại hỏi tiếp: “Chiến tranh ở châu Âu và châu Á còn kéo dài mấy năm nữa?” –  “Năm, sáu năm nữa”. Câu trả lời khiến mọi người ồ lên vì lúc đó nước Pháp đã đầu hàng không còn kháng cự còn nước Anh thì miễn cưỡng, cố chống đỡ mấy tháng. Theo những người có mặt ở đó thì chiến tranh sẽ sớm kết thúc với phần thắng thuộc về Đức chứ sao có thể kéo dài tới 6 năm?
Một người khác đặt câu hỏi thu hút sự quan tâm của mọi người: “Nếu nước ta tham chiến thì có thể bị thua không?”. Kary trả lời: “Sự tham chiến của nước Mỹ có thể đưa tới thắng lợi cho quân đồng minh, thế nhưng nước Mỹ sẽ xảy ra chuyện không may: Tổng thống Ru-dơ-ven, trong nhiệm kỳ thứ 4 này, sẽ qua đời trước lúc mãn nhiệm”.
Vào năm 1941, Tổng thống Ru-dơ-ven còn đang ở nhiệm kỳ thứ 3, việc ông có ra tranh cử nhiệm kỳ 4 hay không còn là một ẩn số thế mà Kary nói ông sẽ qua đời trong nhiệm kỳ thứ 4.
Tuy nhiên thực tế sau đó chứng minh những tiên tri của Kary là hoàn toàn đúng. Ngày 7/12/1941, Nhật Bản đã tấn công Trân Châu Cảng. Đến năm 1945, sau 6 năm đánh nhau, Chiến tranh thế giới II đã kết thúc. Tổng thống Ru-dơ-ven cũng qua đời trước khi Chiến tranh thế giới kết thúc ở nhiệm kỳ thứ 4.
 
 
Theo Kienthuc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.