Nhà tâm lý học Jennifer Tomlinson tại ĐH Colgate ở New York cho biết: “Tình yêu luôn cần những lời khen ngợi dạt dào tình cảm, nhưng tôi cho rằng, sự tìm hiểu, nhìn nhận bản chất thật của một người cũng vô cùng quan trọng”.
Chúng ta đều biết rằng, một người chìm đắm trong cảm giác hạnh phúc với người yêu sẽ luôn cho rằng, người đó là hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Tomlinson điều này sẽ dẫn tới việc một người luôn tôn thờ, lấy khuôn mẫu người đó làm thước đo tiêu chuẩn với người khác.
Bà và cộng sự đã tiến hành các cuộc thử nghiệm để xác định mức độ tối ưu về sự lý tưởng hóa người yêu ở các cặp đôi. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, 99 cặp vợ chồng (gồm một cặp đồng tính nữ) đã cùng làm một bài kiểm tra, trả lời và đưa ra các câu hỏi về mối quan hệ của họ.
Những cặp vợ chồng tin rằng, họ sẽ cùng đưa ra câu trả lời và thắc mắc giống nhau về cuộc tình hiện tại. Trong một nửa số trường hợp, các câu trả lời được đưa ra giống nhau. Nhưng nửa trường hợp còn lại, họ đã bí mật đưa ra ý kiến khác nhau. Có tình nguyện viên đưa ra một yêu cầu “đối tác” của mình liệt kê danh sách 30 đối tượng mà họ từng quan hệ.
Khi nhận được yêu cầu, ngay lập tức người kia đã mất tập trung như viết nguệch ngoạc, tạo ấn tượng bằng cách nói những lời khen ngợi dạt dào về mối quan hệ cũng như tình cảm của họ.
Sau đó, các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu cùng nhau ngồi trên chiếc ghế có sọc. Các chuyên gia nhận thấy, những đối tượng luôn lý tưởng hóa mối quan hệ tạo thêm khoảng cách giữa hai người – khoảng 8,4cm.
Tiếp tục tiến hành thử nghiệm, các chuyên gia tuyển chọn 89 cặp vợ chồng có độ tuổi trung bình là 30 và 153 sinh viên đại học đang chìm đắm trong tình yêu. Những người tham gia cuộc điều tra được yêu cầu nói về bản thân mình, bày tỏ tình cảm của họ với đối phương và đưa ra dự đoán những nhận xét mà người kia nói về mình.
Kết quả cho thấy, mọi người cảm thấy hạnh phúc với mối quan hệ nhất khi tin rằng, nửa kia luôn nhìn nhận ra điểm tốt về mình hơn cả chính bản thân mình. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, xu nịnh không phải là điều tốt bởi qua thí nghiệm, họ nhận thấy những người xem mình là quá lý tưởng với đối tác luôn canh cánh nỗi lo sợ về tình cảm.
Tomlinson cho rằng: “Những người luôn lý tưởng hóa, tôn thờ người yêu nhiều khả năng làm cho mối quan hệ trở nên nặng nề, nhàm chán hơn”.