(Shutterstock*)
Nhà thiên văn học kiêm toán học Bernard Carr đã đưa ra giả thuyết rằng rất nhiều hiện tượng chúng ta trải nghiệm nhưng không thể giải thích bằng các định luật vật lý trong chiều không gian này, thực ra xảy ra ở các chiều không gian khác.
Bernard Carr (Wikimedia Commons)
Albert Einstein từng tuyên bố rằng có ít nhất bốn chiều không gian. Chiều thứ bốn là thời gian, hoặc thời không (thời gian-không gian), vì theo Einstein thì thời gian và không gian không thể bị tách rời. Trong vật lý hiện đại, những lý thuyết về sự tồn tại của tận 11 chiều không gian và thậm chí hơn nữa đã nhận được nhiều sự đồng thuận.
Carr, một giáo sư toán học và thiên văn học tại Đại Học London Queen Mary, nói rằng ý thức của chúng ta liên hệ với một chiều không gian khác. Hơn nữa, vũ trụ đa chiều theo ông hình dung có kết cấu theo dạng cấp bậc. Chúng ta đang ở chiều không gian có cấp bậc thấp nhất.
Ông đã viết trong một bản tóm tắt của hội nghị: “Mô hình này giải quyết những vấn đề triết học nổi tiếng liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, làm sáng tỏ bản chất của thời gian, đồng thời cung cấp một cái khung bản thể luận để diễn giải các hiện tượng như gọi hồn, OBEs [[out-of-body experiences - trải nghiệm ngoài cơ thể], NDEs [near-death-experiences - trải nghiệm cận tử], và những giấc mơ.”
Carr lập luận rằng các giác quan vật lý chỉ có thể cho chúng ta thấy một vũ trụ 3 chiều, mặc dù trên thực tế có ít nhất là bốn chiều không gian. Những gì tồn tại ở các cấp không gian cao hơn là các thực thể mà chúng ta không thể chạm tới được bằng các giác quan vật lý của mình. Ông nói rằng những thực thể này vẫn cần có một loại không gian để tồn tại trong đó.
Carr đã viết: “Các thực thể phi vật lý duy nhất trong vũ trụ mà chúng ta có thể cảm nhận được là tinh thần, và … sự tồn tại của các hiện tượng siêu nhiên hé mở rằng các thực thể tinh thần này phải tồn tại trong một vài kiểu không gian nào đó”
Chiều không gian khác mà chúng ta tiến nhập vào trong giấc mơ trùng khớp với không gian mà tại đó ký ức tồn tại. Carr nói rằng năng lực thần giao cách cảm là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại một không gian tinh thần chung và từ năng lực thấu thị chúng ta có thể thấy được một không gian vật lý. “Đối tượng tri giác phi vật lý mang các thuộc tính của yếu tố bên ngoài,” ông đã viết trong quyển sách của mình có tựa đề “Vật chất, Tinh thần, và Các chiều không gian cao hơn.”
Ông xây dựng dựa trên nền tảng các lý thuyết trước đó, bao gồm lý thuyết Kaluza–Klein, trong đó hợp nhất hai lực hấp dẫn và lực điện từ. Lý thuyết Kaluza–Klein cũng xây dựng nên một không gian 5 chiều.
Trong “lý thuyết M,” có tới 11 chiều. Trong lý thuyết siêu dây, có 10 chiều không gian. Theo Carr điều này giống như một không gian “nằm ngoài” 4 chiều kia—nghĩa là có bốn chiều trong thuyết tương đối của Einstein —và một không gian khác có 6-7 chiều trong đó, đồng nghĩa những chiều này có liên hệ với các hiện tượng ngoài nhận thức và “vô hình” khác.
*Ảnh minh họa khái niệm của ý thức từ Shutterstock
Nguồn: Việt Đại Kỷ Nguyên