Một số bộ phận cơ thể có vai trò rất quan trọng, một số bộ phận khác lại có vẻ hoặc thực sự không có ích lợi gì. Có một số bộ phận mà các nhà khoa học vẫn chưa rõ là có chức năng gì, hoặc không được chú ý nhiều. Dưới đây là danh sách 10 bộ phận cơ thể ít được biết đến.
Một bộ phận của đầu gối
Cơ thể con người rất phức tạp, đến nỗi sau nhiều thế kỷ tiến hành giải phẫu, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá ra những bộ phận mới.
Tháng 11 năm ngoái, các nhà nghiên cứu người Bỉ đã lần đầu công bố một dây chằng trong đầu gối người được đặt tên là Dây chằng trước bên. Một bác sỹ phẫu thuật người Pháp đã phát hiện ra dây chằng này năm 1879, nhưng điều này chưa được kiểm chứng cho tới ngày nay.
Phát hiện mới này có thể soi đường để giải thích cho một số tổn thương mà trong đó đầu gối bị lệch đi khi di chuyển theo một hướng nhất định
Lớp thứ hai
Trong một phát hiện bất ngờ khác, các nhà khoa học đã tìm ra một bộ phận mới trong mắt người. Bộ phận mỏng và có cấu trúc tương đối rắn này được đặt tên là Lớp thứ hai, chỉ dày khoảng 15 microns, tương đương một phần nghìn mét và nằm ở sau giác mạc.
Phát hiện ra lớp thứ hai này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn một số bệnh về mắt có thể bị gây ra do tổn thương ở bộ phận này.
Các bộ phận cơ thể. (Ảnh: livescience.com)
Xương sườn phụ
Một người bình thường có 12 xương sườn ở mỗi bên cơ thể, nhưng một số người lại có thêm một cái xương sườn nữa, và điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Chiếc xương sườn thừa ra này được gọi là xương sườn cổ, được phát hiện với tỉ lệ khoảng 0,05-3%. Nó phát triển từ phần cổ ngay phía trên xương quai xanh, và đôi lúc không phát triển hoàn toàn thành một chiếc xương mà chỉ là một mẩu cơ mỏng.
Chiếc xương sườn phụ này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nó va vào mạch máu hay dây thần kinh, gây đau vai, đau cổ, mất cảm giác ở các chi và gây tụ máu.
Cơ tai
Một số người may mắn có khả năng vẫy tai nhờ một nhóm cơ gọi là cơ tai. Nhóm cơ này bao gồm cơ trước tai, giúp tai cử động về phía trước; cơ trên tai, giúp tai ngỏng lên; và cơ sau tai, giúp tai cử động về phía sau.
Mặc dù chúng ta đều có các cơ này, nhưng chỉ có khoảng 15% dân số có khả năng dùng chúng để vẫy tai. Đây là một kỹ năng khá hữu ích khi người tiền sử cần dùng tai để lắng nghe những âm thanh cảnh báo. Nhưng ngày nay, khả năng này chỉ để cho vui.
Lớp biểu bì
Biểu bì là lớp da cứng ở phần đuôi móng tay, nơi giao nhau của móng tay và ngón tay. Dưới lớp biểu bì này, móng tay mới đang hình thành. Gần như vô hình, phần cơ thể nhỏ bé này giúp chúng ta chống sự xâm nhập của vi khuẩn và đất bẩn vào cơ thể.
Xương móng
Xương móng là loại xương chỉ được tìm thấy ở con người, cũng là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không gắn kết với bất cứ bộ phận nào, và là cơ sở để hình thành phát âm.
Chiếc xương này có hình chữ U giống như móng ngựa trong cổ họng, giữa cằm và . Tại vị trí đó, xương móng kết hợp với thanh quản và lưỡi để tạo ra giọng nói của con người.
Xương cụt
Xương cụt hình thành do các đốt sống cuối cùng của cột sống dính lại với nhau và là phần còn lại của cái đuôi mà các động vật có vú khác có. Trước đây, xương cụt được cho là giúp cố định các cơ nhỏ và hỗ trợ các cơ quan ở khung chậu. Tuy nhiên, có rất nhiều ca phẫu thuật cắt bỏ xương cụt mà không gây ra hậu quả tiêu cực đã diễn ra.
Một số trẻ em khi sinh ra có xương cụt khá dài. Ngày nay, phần xương dài bất thường đó có thể được dễ dàng cắt bỏ bằng phẫu thuật, nhưng trước đây trong Thời kỳ đen tối, phần xương dài này đồng nghĩa với dấu hiệu của quỷ dữ, và đứa trẻ cùng với mẹ của mình sẽ đều bị xử tử.
Xương biến mất
Hệ xương của con người có rất nhiều điều kỳ thú. Một trong số đó là việc người lớn có ít xương hơn trẻ con. Chúng ta sinh ra có 350 cái xương, nhưng trong quá trình lớn lên một số xương nối vào với nhau và cuối cùng chúng ta chỉ còn 206 chiếc xương khi đạt độ tuổi trưởng thành.
Dạ dày tự tái tạo
Dạ dày của chúng ta được tự động làm mới sau 3-4 ngày, bởi vì thành dạ dày luôn được thay thế bởi các tế bào mới. Trên thực tế, dạ dày thường xuyên tạo ra những lớp mới để tránh việc bị phân hủy bởi chính lượng axit chứa bên trong nó.
Nhân trung
Nhân trung là đường rãnh vuông góc ở khu vực giữa của môi trên. Ở một số động vật, bộ phận này có khả năng tăng cường khả năng khứu giác bằng việc giúp khu vực quanh mũi luôn ẩm ướt, nhưng ở người, bộ phận này lại không tỏ ra có tác dụng gì.
Nhiều khả năng là do con người dựa vào thị giác nhiều hơn các cơ quan cảm giác khác, nhân trung đã mất đi chức năng của mình, và giờ chỉ còn là những gì còn sót lại sau quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn rất có hứng thú với bộ phận này vì nó được hình thành tại một thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của thai nhi, và đây là một manh mối để giải thích những đột biến trong quá trình phát triển của bào thai.
Những dạng khác nhau của nhân trung đã được nghiên cứu trong những trường hợp bệnh nhất định và thậm chí còn được cho là có liên quan tới bệnh tự kỷ.