Siêu hố đen thường có khối lượng lớn hơn từ hàng triệu đến hàng tỉ lần so với mặt trời – (Ảnh minh họa: pagesay.com)
Đây cũng là trường hợp đầu tiên giới thiên văn học tìm được cặp siêu hố đen trong một thiên hà bình thường. Khác với thiên hà hoạt động, thiên hà bình thường, hay còn gọi là thiên hà thụ động, là các thiên hà không còn đủ sức sản sinh ra các ngôi sao.
Lâu nay, những hố đen trong các thiên hà hoạt động dễ dàng được tìm thấy hơn, do chúng liên tục “ngốn ngấu” các đám mây khí và vật chất sao làm tỏa ra các tia X. Việc lần ra các hố đen ở thiên hà bình thường ngoài việc nỗ lực theo dấu còn cần có ít nhiều may mắn.
Trong phát hiện hiếm hoi như trên, hai siêu hố đen được tìm thấy trong tình trạng đang xoay quanh nhau, tức sản phẩm của hai thiên hà kết hợp, theo báo cáo trên chuyên san The Astrophysical Journal.
Nhà thiên văn học Stefanie Komossa của Viện Max Planck (Đức) hy vọng trong tương lai sẽ phát hiện thêm nhiều trường hợp tương tự, cho phép các chuyên gia vũ trụ tìm hiểu được cách thức và tốc độ sáp nhập giữa các thiên hà dựa trên hoạt động của những hố đen trung tâm.