Ví dụ như lời phê bình ” Apple? Quá kiêu ngạo rồi! Starbucks? Nestle ? đắt quá! Samsung? dịch vụ quá kém! ” Đầu năm 2013, CCTV còn tung ra phóng sự nói rằng dưới thời tiết nắng nóng, một số xe ô tô của các hãng như Audi, BMW hay Mercedes sản sinh ra khí độc. Còn các hãng xe Nhật Bản thì bởi vì quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia căng thẳng trong thời gian vừa rồi cũng lãnh đủ hậu quả khi bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay.
Có vẻ như truyền thông nhà nước đang sử dụng chiêu trò lôi lại những vụ lùm xùm của các công ty đa quốc gia trước đây rồi thổi phồng nó lên tạo hiệu ứng tiêu cực cho người tiêu dùng, kích động tâm lí kỳ thị các sản phẩm này.
Các công ty nước ngoài xem việc họ bị ném đá là việc trả một phần học phí sau những kết quả kinh doanh phát triển ở thị trường Trung Quốc nội địa trong những năm vừa qua. Bởi vì người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để sắm các sản phẩm nước ngoài hơn là mua những sản phẩm của các công ty quốc nội. Ví dụ ở mảng mỹ phẩm, máy tính hay xe hơi, giá cả ở thị trường Trung Quốc luôn cao hơn giá trung bình ở các thị trường quốc tế khác. Một số mặt hàng có giá cao gấp đôi.
Starbucks đổ bộ vào thị trường Trung Quốc vào tháng 1 năm 1999 với việc mở của hàng đầu tiên của mình tại tầng 1 của Trung tâm Thương mại thế giới Bắc Kinh ( 中国国际贸易中心). Chiến lược của thương hiệu này là mở quán cà phê tại những nơi nhộn nhịp và sang trọng nhất ở các đô thị. Hiện nay đã phát triển số lượng tới hơn 1000 tiệm ở Trung Quốc, Starbucks còn phấn đấu đạt tới số lượng 1500 tiệm vào năm 2015. Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất bên ngoài nước Mỹ.
Trong tình hình như vậy, giá cà phê của chuỗi cửa hàng Starbucks tại thị trường Trung Quốc cũng không tính là cao, chỉ hơn giá thị trường quốc tế khoảng 20%. Theo như phóng sự của CCTV, một cốc cà phê Latte với dung tích khoảng 354ml được các tiệm Starbucks bán ra với giá là 27 RMB, tương đương 4.4 USD (cỡ EURO là 3.2 €). Trong khi đó giá 1 cốc tương tự ở Chicago là khoảng 3,3 USD (2.4 €), ở London là 3,99 USD (2.9 €), Berlin là 4.,06 USD (2,95 €.
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng và dân cư mạng lại đứng về phía Starbucks. Họ cho rằng chính phủ Trung Quốc dựa vào cái gì khi dùng cái loa của mình là CCTV để công kích một công ty tư nhân áp dụng chính sách giá trong chiến lược cạnh tranh sản phẩm của bản thân họ?
Tuy nhiên quá trình tranh luận lại dẫn tới một vấn đề nhạy cảm khác đó là thu nhập bình quân hàng năm theo đầu người chỉ là hơn 9000 USD ( 2012) trong khi đó con số này ở người Mỹ là trên 52000 USD ( 2013).Vậy thì sự chỉ trích của CCTV có đúng không?
Được biết, Starbucks căn cứ vào tình hình thực tế của các thị trường bản địa để đưa ra giá bán của sản phẩm. Tại thị trường Trung Quốc, uống cà phê đã vượt qua ý nghĩa ban đầu, mà đã trở thành một biểu tượng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ của tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông đảo ở nước này. Có không ít những nhãn hiệu cà phê của Trung Quốc có giá bán không thấp hơn Starbucks. Trong khi đó đông đảo người dân Trung Quốc vẫn còn thói quen uống trà hay nước đun sôi. Để đem tới cho khách hàng một cảm giác hoành tráng, ưu việt hơn so với đại đa số người khác, những công ty như Starbucks cố ý điều chỉnh giá bán cao hơn, nghe có vẻ như đi ngược lại tinh thần ái hữu trong xã hội nhưng lại là một sách lược kinh doanh hiệu quả.
“Starbucks đã có thể điều chỉnh giá sản phẩm cao như thế ở Trung Quốc, chủ yếu là do niềm tin mù quáng của người tiêu dùng bản địa đối với Starbucks và các nhãn hiệu phương Tây khác”, Vương Chấn Đông – giám đốc của Hiệp hội Cà phê Thượng Hải, nói với CCTV như vậy trong phóng sự.
Dân mạng thì cho rằng mặc dù giá sản phẩm của Starbucks đắt hơn những nơi khác một chút, nhưng chất lượng lại bảo đảm,và họ lại đồng ý vui vẻ bỏ tiền ra mua. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc như CCTV với đội ngũ phóng viên hùng hậu, sao không đi quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm với hàng chục nghìn tấn “dầu cống” mỗi năm? Cả bầu không khí ô nhiễm trầm trọng ở Bắc Kinh, ở Trùng Khánh, Sơn Đông? Sao không đi quan tâm hàng triệu người không có đủ tiền để mua được nhà ở? Mà lại đi chía ống kính vào cái tiệm cà phê Starbucks nhỏ bé???
Thị trường tiêu dùng của Trung Quốc hiện này còn khá non nớt, chưa có các cơ quan chuyên trách kiểm tra, kiểm soát được sản phẩm tiêu dùng, cũng như không có cơ quan hành chính nào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng cục kiểm dịch, kiểm tra chất lượng sản phẩm Trung Quốc là một cơ quan chính phủ với cơ chế hết sức phức tạp, hiệu quả thì không phải ai cũng biết được tốt đến đâu. Mỗi khi một cơ quan hữu quan nào đó thất bại trong việc khống chế tình hình, thì chính phủ đứng đằng sau sẽ ra mặt. Cho nên với việc bị CCTV tung quả đấm, có lẽ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải có sự điều chỉnh về giá cả sản phẩm thích hợp.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức hấp dẫn lớn, mấy năm trước đây, chỉ cần dán nhãn là hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản thì người tiêu dùng Trung Quốc sẵn lòng bỏ tiền ra mua với bất cứ mức giá nào. Tuy nhiên cùng với sự công kích từ phía truyền thông nhà nước, có lẽ các công ty nước ngoài cũng sẽ có những nhượng bộ thích hợp, bởi nói cho cùng thì nhiều sản phẩm như của Sam Sung, IKEA, Apple hay Volkswagen đều được sản xuất ở Trung Quốc và có những sản phẩm chuyên biệt nhắm vào thị trường này.