Tạp chí hàng không quốc tế của Anh vừa qua đã đăng tải báo cáo với nhan đề “Tình hình lực lượng không quân thế giới năm 2014”.
thế giới năm 2014″ width=”600″ />
Mặc dù Bộ quốc phòng Mỹ cắt giảm ngân sách quân sự và tình trạng xung đột tại khu vực Trung Đông ngày càng căng thẳng, nhưng lực lượng Không quân tại các khu vực như châu Á, châu Mỹ và Nga vẫn trong tình trạng “tăng trưởng nóng”. (Trong ảnh: Tiêm kích F-35)
Máy bay chiến đấu được chú ý nhiều nhất trong năm 2013 vừa qua là máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Bản báo cáo này nhận định, mặc dù Bộ quốc phòng Mỹ cắt giảm ngân sách quân sự và tình trạng xung đột tại khu vực Trung Đông ngày càng căng thẳng, nhưng lực lượng không quân tại các khu vực như châu Á, châu Mỹ và Nga vẫn trong tình trạng “tăng trưởng nóng”.
Về phần Mỹ, trước sức ép ngày càng gia tăng trong Quốc hội Mỹ, nước này đã cho hàng loạt máy bay tấn công đối đất A-10 nghỉ hưu, bởi vì máy bay này không phát huy nhiều tác dụng trong cuộc chiến ở Afghanistan. (Trong ảnh: Cường kích A-10)
Theo Bản báo cáo, hiện lượng Không quân toàn cầu có thể lên tới 630.00 chiếc máy bay quân sự trong năm 2014. Số lượng máy bay quân sự hiện có khoảng 50.700 chiếc, trong đó gồm các máy bay chiến đấu, máy bay chiến đấu đặc chủng, máy bay tiếp dầu, máy bay vận tải, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay huấn luyện. (Trong ảnh: Cường kích A-10)
Ngoài ra còn số lượng hơn 6.800 chiếc máy bay gồm số lượng máy bay đã được đặt hàng hoặc nằm trong kế hoạch mua sắm vũ khí của một số quốc gia. Sức mạnh không quân Mỹ chiếm khoảng 97% tổng lực lượng của các nước khu vực phía bắc châu Mỹ. Mỹ có khoảng 14.100 chiếc máy bay quân sự. (Trong ảnh: Tiêm kích F-35)
Mặc dù rất nhiều quốc gia đang đối mặt với sức ép cắt giảm ngân sách quốc phòng, tuy nhiên số lượng máy bay trên toàn cầu vẫn cơ bản ổn định. So với bản báo cáo tình hình không quân các nước trên thế giới năm 2013 thì số lượng máy bay không quân chỉ giảm đi khoảng 75 chiếc. (Trong ảnh: Cường kích A-10)
Tuy vậy, cũng có sự chênh lệch đáng kể đối với từng khu vực, khu vực tăng trưởng nhanh gồm khu vực châu Á-TBD, khu vực Mỹ Latinh, bắc Mỹ và Nga. Qua so sánh cho thấy, khu vực châu Phi, châu Âu và khu vực Trung Đông xuất hiện mức giảm nhẹ. Bài báo chỉ ra, khu vực châu Âu đã loại ra khỏi biên chế bao gồm máy bay chiến đấu F-4 của Đức, máy bay F-1 của Tây Ban Nha và máy bay vận tải C-130K và VC-10 của Anh. (Trong ảnh: Máy bay F-4)
Xung đột nội bộ đã dẫn đến sự suy giảm 7% lực lượng Không quân tại khu vực Trung Đông. Các máy bay quân sự Syria đã giảm từ 715 chiếc xuống còn khoảng 473 chiếc. Số lượng máy bay quân sự tại Ai Cập cũng giảm, nguyên nhân chủ yếu nước này cho “nghỉ hưu” hơn 100 máy bay chiến đấu F-6 và F-7 do Trung Quốc sản xuất. (Trong ảnh: Cường kích A-10)
Tuy nhiên cũng có một số quốc gia đã đặt đơn hàng mua các máy bay chiến đấu, trong đó có Israel. Nước này đã ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Bên cạnh đó, Israel cũng sử dụng máy bay vận tải chiến thuật C-130J để huấn luyện các phi công, chuẩn bị sẵn sàng vận hành lô hàng F-35 đầu tiên. Ngoài ra, nước này cũng có khả năng trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu V-22. (Trong ảnh: Máy bay C-130J của Israel)
Lực lượng Không quân khu vực châu Á-TBD tăng khoảng 5%, chủ yếu là sự đầu tư của không quân Ấn Độ. Ấn Độ bắt đầu trang bị máy bay C-17, tiếp nhận 20 chiếc máy bay huấn luyện sơ cập PC-7Mk II và 3 chiếc máy bay chống ngầm P-8I. (Trong ảnh: Máy bay P-8I của Ấn Độ)
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng góp phần vào sự tăng trưởng của lực lượng Không quân tại khu vực châu Á bằng việc đưa hàng loạt máy bay trực thăng Surion do Công ty hàng không Hàn Quốc (KAI) sản xuất vào sử dụng. Không quân Trung Quốc cũng phát triển không ngừng nghỉ, chủ yếu là việc thử nghiệm máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 và việc thử nghiệm tiêm kích hạm J-15. (Trong ảnh: Tiêm kích J-15)
Dự án máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới hiện nay là dự án máy bay F-35, biến thể máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trên tàu tấn công đổ bộ USS Hornet (CV-12). (Trong ảnh: Máy bay V-22)
Máy bay F-35 đã giành được nhiều đơn đặt hàng và rất nhiều nước hiện cũng đang lên kế hoạch mua loại chiến đấu cơ này. Tháng 11/2013, Hàn Quốc đã quyết định đặt hàng 40-60 chiếc máy bay F-35A, trong khi đó Hà Lan đã quyết định giảm số lượng đặt hàng từ 85 xuống còn 37 chiếc F-35.
Tập đoàn máy bay chiến đấu châu Âu đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu Typhoon, tiếp tục cung cấp máy bay Typhoon cho Ả Rập Saudi, hiện tại đã bàn giao được 32 trong tổng số 72 chiếc theo đơn đặt hàng. Trong ảnh: Máy bay Typhoon.
Theo Đất Việt
Video xem thêm: Xem hệ thống phòng không ZSU-23-4 Việt Nam tác chiến
2014-04-27 18:18:24
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/toan-canh-suc-manh-khong-quan-the-gioi-nam-2014-a131129.html