Một người bạn: Bạn tu luyện vì điều gì ?
Tôi: Bạn có gửi tiết kiệm không ?
Một người bạn: Đương nhiên là có gửi tiết kiệm rồi
Tôi: Tôi cũng gửi tiết kiệm, nhưng cái tôi gửi khác với cái bạn gửi …
Lúc này, tôi mới nhẹ nhàng ngồi xuống, trong dòng chảy của thời gian, hãy tự mình ngẫm nghĩ và tự đối diện với chính mình. Một người vất vả khó nhọc để kiếm tiền, khi kiếm được một món tiền đầu tiên, họ có thể đem nó đi đầu tư dài hạn vào cổ phiếu hoặc gửi tiết kiệm, mỗi năm hưởng lợi tức, hoặc đầu tư vào nhà đất để cho thuê, có thể đến một ngày nào đó, tiền lãi và tiền cho thuê có thể giúp họ chi trả toàn bộ cuộc sống. Quãng thời gian tích lũy ấy là một khoảng thời gian rất dài, trong đó người ta phải có một sự tính toán phân phối tiền hợp lý, phải tiết kiệm thu chi để bỏ đi những khoản không cần thiết.
Tôi cười, bởi vì tôi cũng gửi tiết kiệm, nếu bạn có thể thực lòng làm theo sự chỉ bảo của “Ngân Hàng Thiên Thượng”, biết phân bố hợp lý thời gian, buông bỏ chấp trước của bản thân, đợi đến khi Thiên Thượng thừa nhận bạn đạt đủ tiêu chuẩn, họ sẽ lấy những điều bạn đã tiết kiệm được để tạo thành thế giới của bạn, bạn sẽ ở đó mãi mãi, muốn cái gì cũng có, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi khổ đau. Người tu luyện gọi trạng thái đó là “Tu thành chính quả”.
Như thế so với bạn có hợp lý không ? Tôi không biết. Khi so sánh như thế có thật chính xác hay không. Tôi đã từng thấy một người giàu có đi trên con đường tu luyện, trên con đường ấy, khi đạt đến bước cuối cùng ông không hề tiếc nuối những gì đã tích góp được. Bởi vì thế giới của Phật là trang nghiêm thù thắng, không có một bảo vật nào trên thế gian này có thể so sánh được.
Tiền bạc cũng như tài lộc được lưu lại trên thế gian, đều là đợi đến khi Chính Pháp cuối cùng, chỉ là con người từ nhỏ sống tại nhân gian đa phần không hiểu, họ lấy nó để buôn bán, kiếm lợi mà không nhìn thấy được con đường quay trở về cội nguồn.
Chỉ cần kiếm tiền một cách chính đáng thì tu luyện, tiết kiệm và giàu có thực sự không hề mâu thuẫn với nhau.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên