ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trước thềm cuộc họp ECB: Lý giải thất bại của chính sách hạ lãi suất
Wednesday, April 2, 2014 23:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Để giải quyết vấn đề lạm phát thấp, chỉ hạ lãi suất là chưa đủ vì ít mang đến hiệu ứng lan tỏa (spill-over effect) đến nền kinh tế thực tại Eurozone.

ECB trước thời khắc quyết định

Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quyền lực nhất tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đứng trước thời điểm ra phải quyết định lựa chọn một chính sách phù hợp. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có một cuộc họp quan trọng trong hôm nay 3/4 để bàn về những rủi ro đang dần trở thành hiện thực của tình trạng giảm phát.

Cuộc họp diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm, khi chỉ số lạm phát khu vực Eurozone mới được Cơ quan Thống kê thuộc Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/3 cho thấy, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009. Trong tháng 3, tỷ lệ lạm phát (năm) chỉ tăng 0,5%, giảm 0,2% so với tháng trước đó. Đồng thời, đây đã là tháng thứ sáu liên tiếp con số này dưới mức 1%, chưa bằng một nửa so với mục tiêu được ECB đề ra kể từ khi tổ chức này thành lập (thấp hơn nhưng gần 2%).

Lần hạ lãi suất cơ bản xuống 0,25% của ECB tỏ ra
Lần hạ lãi suất cơ bản xuống 0,25% của ECB tỏ ra “bất lực” với tình trạng lạm phát thấp.

Trên thực tế, nguy cơ giảm phát đã được nhận diện từ cuối năm ngoái, khi trong tháng 11/2013 ECB đã ra quyết định lịch sử – giảm lãi suất cơ bản (lãi suất tái cấp vốn cho các ngân hàng) xuống mức thấp kỷ lục 0,25%, đồng thời giữ lãi suất tiền gửi ở 0%. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, tỷ lệ lạm phát chưa bao giờ vượt qua 1%, tức chưa bằng một nửa so với mục tiêu được ECB đề ra kể từ khi tổ chức này thành lập (thấp hơn nhưng gần 2%). Với số liệu mới công bố, tháng 3 đã là tháng thứ sáu liên tiếp tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức đáng thất vọng này.

Nhưng ngay cả với quyết định tình thế không thể khác hồi tháng 11 năm ngoái, cũng không hẳn đạt được sự thống nhất của tất cả các thành viên trong Hội đồng Thống đốc ECB. Đó là một quyết định gây chia rẻ khi đã có 3 nước bỏ phiếu chống là Đức, Áo và Hà Lan. Cũng dễ hiểu, vì đó không phải là những nước thành viên đang vật lộn với tỷ lệ lạm phát âm từ nhiều tháng nay như Italia, Cộng hòa Síp hay Hy Lạp. Và đối với phần còn lại của 18 Eurozone thì chứng đó hành động vẫn chưa đủ để xua tan nỗi lo ngại về “bẫy giảm phát” đã từng gây ra “Thập kỉ mất mát” cho Nhật Bản trong những năm 90.

Nên nhớ trước đó, hồi tháng 5/2013, ECB đã giảm lãi suất từ 0,75 xuống 0,5%, trước khi tiếp tục giảm tiếp xuống 0,25% vào tháng 11. Nếu tình hình không được cải thiện, một viễn cảnh của thời kỳ tiền tệ siêu lỏng với lãi suất gần bằng 0, như những gì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm đối với thị trường Mỹ, hoàn toàn có thể lặp lại tại châu Âu.

Khi QE không diễn ra tại Eurozone

Tuy nhiên, nhắc đến Fed người ta lại trông đợi hơn vào cuộc cách mạng thực sự mà ECB có thể thực hiện. Trong những ngày gần đây, một chương trình QE (Quantitative Easing), hay nói cách khác là gói mua trái phiếu chính phủ với số lượng lớn, cho khu vực Eurozone đang là điều rất nhiều người nói đến.

Bởi QE thực chất là một chương trình mua trái phiếu chính phủ, cho nên khi ECB chưa thực hiện điêu này thì nền kinh tế Eurozone có những khác biệt căn bản so với những nước khác đã thực hiện QE ở tỷ lệ nắm giữ nợ chính phủ của các NHTW.

Gafin1

Qua đồ thị trên có thể thấy, tỷ lệ nắm giữ nợ chính phủ của ECB thấp hơn rất nhiều so với các NHTW khác, chỉ khoảng 3% GDP trong khi tỷ lệ này của BOJ lên tới trên 20%. Việc mua lại trái phiếu chính phủ của các NHTW sẽ làm tăng trực tiếp lượng tiền mặt trong các thành phần kinh tế, trong khi công cụ lãi suất tái cấp vốn mà ECB đang chủ yếu sử dụng chỉ có thể tác động vào hệ thống ngân hàng mà ít gây ra được những hiệu ứng lan tỏa (spill-over effect) cần thiết. Do vậy, hiệu quả của công cụ chính sách này đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lưu chuyển nguồn tiền từ trong các ngân hàng ra ngoài thị trường để biến thành vốn kinh doanh cho khu vực tư nhân.

Tuy nhiên những bằng chứng sau đây chứng tỏ một kết quả trái ngược với kỳ vọng.

Gafin

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ở khu vực Eurozone đang vô cùng yếu, mà nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp vẫn chìm trong nợ nần và nhu cầu vay thêm là rất ít. Ở một số quốc gia có hệ thống ngân hàng đang còn vô cùng yếu ớt như Italia hay Hi Lạp, lãi suất cho vay vẫn tiếp tục ở mức vô cùng cao (6-7%) và nên mức lãi suất tái cấp vốn của ECB dù có thấp cũng không mấy ý nghĩa với nền kinh tế thực, do vậy nó chỉ có nghĩa với hệ thống ngân hàng mà thôi. Quả thật, tỷ lệ nợ trên GDP của khu vực tư nhân trên đồ thị cho thấy việc liên tục giảm kể từ Khủng hoảng tài chính toàn cầu (cuối năm 2008) đến nay.

Trong bối cảnh khu vực tư nhân hạn chế vay thêm vốn, lạm phát chỉ có thể được tạo ra bằng cách phá giá tiền tệ và tăng giá các mặt hàng nhập khẩu. Các công cụ nới lỏng tiền tệ như vậy nếu được áp dụng, sẽ giúp phá giá đồng Euro nhưng sẽ nảy sinh vấn đề – ECB sẽ cạnh tranh với các NHTW khác như BOJ và Fed. Kết quả là kỷ nguyên siêu nới lỏng tiền tệ sẽ nhanh chóng trở thành một cuộc chiến tranh tiền tệ mới giữa các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Đây là bài viết đầu tiên trong Báo cáo “Eurozone: Những lựa chọn chính sách trước vòng xoáy giảm phát”. Mục đích của báo cáo nhằm phân tích các biện pháp có thể, bao gồm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm tránh cho nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tránh khỏi bẫy giảm phát. Đồng thời báo cáo cũng cập nhật những quyết định chính sách của ECB trong phiên họp diễn ra hôm nay 3/4.

Nguồn Dân Việt

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.