Gần 4 tuần kể từ khi chuyến bay MH370 của Malaysia mất tích bí ẩn cùng 239 hành khách và phi hành đoàn, cuộc tìm kiếm lớn nhất lịch sử vẫn trong vô vọng. Hãng tin CNN đã chỉ ra 7 sai lầm kể từ khi bắt đầu tìm kiếm máy bay mất tích.
Radar quân sự của Malaysia nhận thấy bip của một chiếc máy bay được cho là chuyến bay MH370, nhưng không ai chú ý đến điều này
Dữ liệu radar cho thấy chuyến bay đã chuyển hướng và đi về phía tây sau khi tiếp xúc lần cuối cuối cùng với trạm kiểm soát không lưu và hoàn toàn mất liên lạc trên eo biển Malacca. Tuy nhiên, 4 sĩ quan theo dõi màn hình radar lúc đó đã không phát hiện ra điều này.
The New York Times đưa tin rằng chiếc máy bay đã bay qua 3 hệ thống radar quân sự và Penang nhưng đã không ai phát hiện ra và ngăn chặn sự biến mất của nó.
Theo CNN, trong khi các dữ liệu radar là chìa khóa quan trọng để mở rộng cuộc tìm kiếm phía Tây của Malaysia, thì giới chức đã mất đến 3 ngày để giải thích lý do tại sao họ tiến hành tìm kiếm tại khu vực rất xa so với lộ trình dự kiến củaMH370. Trong khi đó, những nỗ lực tìm kiếm vẫn tiếp tục tại những nơi dữ liệu radar không ghi nhận được tín hiệu là Vịnh Thái Lan và vùng biển Nam Trung Quốc.
Những cuộc họp ban đầu rất hỗn loạn, để lại câu hỏi về người chịu trách nhiệm
Nhà phân tích Alastair Rosenschein trả lời CNN rằng dường như Malaysia đã không có kế hoạch chuẩn bị cho một tai nạn như vậy. Những thông tin mà họ đưa ra cũng rất mâu thuẫn, lúc đầu là một thông tin khác và sau đó lại phủ nhận hoàn toàn tuyên bố trước đó.
Những sai lầm không đáng có là một phần nguyên nhân khiến cuộc tìm kiếm bị chậm trễ.
Mô tả không chính xác hai người đàn ông đi sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp trên máy bay giống một cầu thủ bóng đá da đen của Italia
Trả lời trong một cuộc họp báo vài ngày sau khi máy bay mất tích, Tổng Giám đốc Hàng không dân dụng Datuk Abdul Rahman Azharuddin, mô tả hai người đàn ông sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp trên máy bay trông giống như cầu thủ bóng đá da đen của đội tuyển Italia Mario Balotelli.
Tuy nhiên, thông tin sau đó điều tra cho thấy họ là những người tị nạn Iran và hoàn toàn không có mối liên quan nào với khủng bố
Từ “không ai trong số những người trên máy bay sống sót” đến “không từ bỏ hy vọng”
Ngày 24/3, Thủ tướng Datuk Seri Najib Razak chính thức tuyên bố máy bay MH370 đã “kết thúc” tại Nam Ấn Độ Dương, chỉ vài giờ sau khi Malaysia Airlines gửi tin nhắn văn bản cho một số người thân thông báo tin xấu.
Tuy nhiên, sau khi các thành viên gia đình hành khách giận dữ nói rằng kết luận như vậy là quá sớm và thiếu bằng chứng thuyết phục – Quyền Bộ trưởng Giao thông vận tải Datuk Seri Hishammuddin Hussein trả lời các phóng viên rằng ông không hoàn toàn từ bỏ hy vọng tìm kiếm người sống sót.
Hôm 1/4, ông Hishammuddin lên tiếng “bênh vực” Thủ tướng Najib khi cho rằng Thủ tướng không hề đề cập đến một vụ tai nạn hoặc không ai sống sót.
China Daily cho biết, Inmarsat, hãng vệ tinh Anh cung cấp dữ liệu về vị trí khả năng của máy bay, cho biết họ không chịu trách nhiệm về kết luận rằng chuyến bay MH370 đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương, trái với những gì Thủ tướng Najib công bố.
Sai lầm về những lời cuối cùng trong buồng lái
Ngày 17/3, chính quyền Malaysia ban đầu khẳng định rằng những lời cuối cùng từ buồng lái là “Tất cả đều ổn, chúc ngủ ngon”.
Ngay sau đó, các nhà điều tra tiếp tục đau đầu do sự thúc ép từ các phóng viên và áp lực từ gia đình nạn nhân, họ tiết lộ dữ liệu cho thấy câu nói cuối cùng là “Chúc ngủ ngon Malaysia 370″
Một lần nữa, các quan chức Malaysia lại nhâm lẫn trong việc công bố lời nói cuối cùng được ghi nhận từ buồng lái trong khi nó chẳng phải một ngôn ngữ mới nào. Sự thật được tiết lộ 2 tuân sau đó đã chuyến cuộc điều tra đi theo một hướng khác.
Nhiều sự nhầm lẫn về việc ai đã nói những lời cuối cùng
Lúc đầu, các quan chức tin rằng người nói câu đó là phi công Fariq Abdul Hamid người đã nói chuyện với bộ điều khiển. Nhưng đến hôm 31/3, họ lại tỏ ra nghi ngờ, do dự với khẳng định trước đó.
Tuy nhiên, CNN dẫn lời ông Hishammuddin cho biết: “Cuộc điều tra ban đầu từ Hãng hàng không Malaysia cho thấy giọng nói được ghi lại là của phi công phụ. Cảnh sát đang làm việc để xác nhận thông tin này, và giám định việc ghi chép thực tế đang diễn ra”.
Chậm trễ trong việc chuyển đổi khu vực tìm kiếm
Theo CNN, hôm 28/3, khu vực tìm kiếm ở Ấn Độ Dương đột nhiên chuyển hơn 600 dặm về phía Đông Bắc sau khi nhà chức trách tuyên bố thông tin mới nhất từ radar và dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay không thể bay về phía Nam như suy đoán trước đây.
Tuy nhiên, báo cáo hôm 31/3 của tờ The Wall Street cho biết “sai sót trong phối hợp giữa các quốc gia và các công ty” đã dẫn đến việc chuyển đổi khu vực tìm kiếm bị chậm trễ 3 ngày.
Theo Andy Pasztor, một trong những phóng viên theo dõi chặt chẽ vụ việc, sự thay đổi khu vực tìm kiếm cho thấy đã không có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa 2 nhóm điều tra: nhóm xử lý dữ liệu vệ tinh, và nhóm nghiên cứu mức tiêu thụ nhiên liệu, hiệu suất máy bay.
L.H
Video có thể bạn quan tâm: Sức mạnh thực sự của tàu ngầm Kilo Hồ Chí Minh
2014-04-01 20:48:19
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/vach-7-sai-lam-khien-cuoc-tim-kiem-mh370-cham-tre-a128348.html