ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ntthaoit
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xử lý nước thải xi mạ
Wednesday, April 2, 2014 9:22
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xu ly nuoc thai xi mạ rất phức tạp bởi thành phần ô nhiễm trong nước thải cao: muối kim loại, kim loại nặng, chất lơ lửng, dung dịch mạ kẽm, đồng, Cr3+, Cr6+ chất trợ dung… và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,

1. Tổng quan về nước thải xi mạ

Nước thải của ngành xi mạ phát sinh không nhiều, nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng hàm lượng các kim loại nặng lại rất cao. Chúng là độc chất tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lý hoá của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi, canh tác nông nghiệp, làm thoái hoá đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.

Nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…

2. Đặc trưng của nước thải xi mạ

Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ 2 – 3 đến 10 – 11.

Đặc trưng chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,… Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt … nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe, …

Bảng chất lượng nước thải ngành xi mạ

Stt Chỉ Tiêu Đơn Vị Giá Trị QCVN 24:2009, cột B
1 pH - 4,5 5,5 – 9
2 BOD mg/l 200 50
3 COD mg/l 350 100
4 SS mg/l 300

100

5 Cr6+ mg/l 31,4 0,1
6 Cr3+ mg/l 8,2 1
7 Cl- mg/l 58 600

 3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ

 

4. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước thải. Dòng thải được đưa vào hầm tiếp nhận. Song chắn rác (SCR) được đặt tại đường ống trước hầm tiếp nhận nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như: giấy, gỗ, nilông, lá cây … để bảo vệ các máy móc thiết bị ở các công đoạn xử lý nước tiếp theo. Nước thải được bơm qua bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào hệ thống xử lý.

Nước thải ở bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng. Bơm định lượng có nhiệm vụ châm hóa chất NaHSO4, FeSO4 vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy qua bể trung gian để chuẩn bị quá trình lọc áp lực. Bùn được bơm về bể chứa bùn. Bùn ở bể chứa bùn được lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.

Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực được xả thải vào nguồn tiếp nhận.

5. Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiện hữu:

a.Ưu điểm:

· Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải.

b.Nhược điểm:

· Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý chưa đạt quy chuẩn hiện hành.

Việc xây dựng hệ thống xử lý là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp, cơ sở xi ma. Cong ty moi truong Ngọc Lân là đơn vị đã xử lý thành công các hệ thống xử lý nước thải cho rất nhiều đơn vị lớn nhỏ. Chúng tôi sử dụng công nghệ xử lý Hóa Lý hai bậc, bậc thứ cấp và xử lý bậc cao. Ngoài việc xử lý triệt để Cr6+, kim loại nặng, các chất ô nhiễm khác, chúng tôi còn có công nghệ thu hồi các kim loại quý lẫn trong nước thải cho quý khách như đồng, Ni, vàng…nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cho quý khách.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.