1. Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần xuất bản năm 1791
Những truyện ngắn “truyền kì”, những truyện ngắn trong Liêu Trai chí dị (5) đã bắt đầu thấm đẫm màu sắc con người thị dân với những khát vọng nồng nhiệt hơn, phức tạp hơn nhưng vẫn chưa có một thi pháp tiểu thuyết thực sự phản ánh một cách nhìn mới về con người. Tiểu thuyết Hồng lâu mộng đã chính thức làm được việc đó.
Hồng Lâu Mộng được chuyển thể thành phim vào năm 1987 và nhanh chóng được các fan hâm mộ đón nhận nồng nhiệt.
2 . Cổng Rashomon của tác giả Akutagawa Ryunosuke viết vào năm 1915
Sự việc được kể lại qua 4 lời khai khác nhau của 4 nhân chứng: Tajomaru-tên cướp, Masago -người thiếu phụ- vợ nạn nhân, Kanazawa-no-Takehiro-nạn nhân (qua lời người ngồi đồng) và tiều phu-vô danh, mỗi lời khai cung cấp cho chúng ta một hồ sơ khác nhau về sự thực, chúng lần lượt phủ nhận lẫn nhau, khiến cho khán giả như rơi vào mê cung, không thể biết lời khai nào là sự thật.
Điều này cho thấy tính không đáng tin cậy của lời người kể chuyện trong quan niệm của tự sự hiện đại. Nó hoàn toàn khác với tự sự truyền thống. Tự sự truyền thống đi tìm cách kể bằng hình ảnh cho hay nhất một câu chuyện nào đó, người kể phải là người ban phát chân lí cuối cùng. Nếu theo cách dựng của tự sự truyền thống, đây sẽ là một bộ phim trinh thám. Nó sẽ chỉ dừng lại khi tìm ra sự thực về thủ phạm giết người.
3. Heat and Dust (1975)
Câu chuyện mở đầu với lời kể của một cô gái, người trở về Ấn Độ để tìm hiểu thêm về người mẹ kế, Oliva. Cô có chục lá thư từ Olivia và hi vọng rằng khi đọc chúng cộng với những gì cô tìm hiểu được tại Ấn Độ cô sẽ dần dần mở được tấm màng sự thật về người mẹ kế của mình lẫn cuộc sống của bà trong thời kì Ấn bị Đế quốc Anh chiếm đóng trong những năm 1920.
4. All About H Hatterr (1948)
Trong chuyến hành trình này ông đã đi đến 7 thành phố phương Đông, tại đó ông được tư vấn bởi 7 nhà hiền triết, mỗi người chuyên về một khía cạnh khác nhau của “cuộc sống” và học được nhiều điều mới lạ.
“Tôi đọc và bình luận khá nhiều sách nhưng ít có khi nào tôi lại ấn tượng với một câu chuyện như đối với All About H Hatterr của Govindas. Nó thực sự là một câu chuyện tiên phong và kỳ dị nhất mà tôi từng đọc. Nếu bạn không đầu tư thời gian để suy ngẫm, bạn sẽ không thực sự hiểu nó”, Saul Bellow, làm việc cho The New York Times, nói.
5. The Wind-Up Bird Chronicle (Biên niên ký chim vặn dây cót) của tác giả Haruki Murakami
Cuốn sách được viết qua giọng kể của Okada Toru, một nhân vật giản dị, chân thành và thụ động. Mọi sự kiện bắt đầu từ việc Okada Kumiko vợ của Toru bị mất tích hết sức bí hiểm. Tiếp nối sau đó là cuộc tìm kiếm của Toru, không phải là cuộc tìm kiếm thông thường, mà là bản ngã của người đàn ông này đến với những khám phá siêu thực và suy tưởng.
Tác phẩm này từng được đánh giá là “nơi tây và đông gặp nhau” – lối viết văn theo kiểu phương Tây với những giá trị phương Đông hòa quyện nhau. Chúng ta không hề thấy geisha, võ sĩ đạo, thơ haiku trong tiểu thuyết Nhật Bản này, nhưng cũng dễ dàng nhận thấy luật nhân quả, giấc mơ tâm linh,.. rất đậm nét Đông phương.
6. Spring Snow tác giả Yukio Mishima (1969-1971)
Còn cậu bạn Matsugae Kiyoaki (Satoshi Tsumabuki), là người thừa kế của gia đình Matsugae – đại diện cho lớp nhà giàu mới nổi ở Nhật. Họ lớn lên khi làn sóng Âu hóa ồ ạt tràn vào Nhật Bản, khiến cho xứ sở hoa anh đào thay da đổi thịt nhanh chóng. Mọi giá trị truyền thống đều bị đảo lộn.
Trong khi đó, cô bạn thanh mai trúc mã ngày nào của anh – Ayakura Satoko đã trở thành một người con gái vô cùng xinh đẹp. Satoko toát lên vẻ đẹp hoàn mỹ, đoan trang, thánh thiện của người phụ nữ truyền thống Nhật Bản, nhưng điểm khác biệt của cô chính là sự tự tin, niềm kiêu hãnh và lối suy nghĩ hiện đại do bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây. Satoko đã từ chối tất cả những người đến hỏi cưới mình, chỉ vì cô muốn chờ đợi người con trai mà mình đã đem lòng yêu mến ngay từ những ngày thơ bé.
7. Midnight’s Children tác giả Salman Rushdie viết năm 1980
Nội dung khắc hoạ 30 năm cuộc đời của nhân vật chính trong đó chứa đựng những câu chuyện, những hình ảnh ẩn dụ về hàng loạt biến động trong lịch sử và xã hội Ấn Độ buổi giao thời. Cả truyện và phim đều mang màu sắc chính trị với những chi tiết tàn bạo đề cập tới những nhân vật chính trị nổi bật trên chính trường Ấn Độ.
8. The God of Small Things của nhà văn Ấn Arundhati Roy viết vào năm 1997
Tổng kết trong vòng không đầy 10 năm kể từ năm 1997 là năm cuốn sách được xuất bản, đến nay The God of Small Things đã bán được trên 3 triệu quyển (con số ngang ngửa với cuốn Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez) và Arundhati Roy đã được trao giải Booker Prize năm 1998.
Đây là một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh không phải về văn hóa Ấn hay đấu tranh giai cấp, cũng không phải về sự va chạm của các nền văn hóa, mà là về bản chất của con người. Một quyển tiểu thuyết đơn thuần nhưng tuyệt hảo về tình yêu lãng mạn, âm mưu và thù hận, bi kịch tình trường, nữ quyền và bạo lực gia đình. Một quyển sách cực kì đáng đọc.