ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bước đi bất ngờ, đầy khiêu khích và bất hợp pháp
Saturday, May 17, 2014 18:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đó là nhìn nhận mở đầu bài viết “China’s Oil Rig Gambit: South China Sea Game – Changer?” (Tạm dịch: “Nước cờ giàn khoan của Trung Quốc có giúp họ thắng bàn cờ biển Đông?”) của GS. Carl Thayer (chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia), đăng trên Tạp chí uy tín Diplomat.

Vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Hành động đưa giàn khoan HD-981 (Haiyang Shiyou-981) vào lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vào ngày 2-5 là một bước đi bất ngờ, đầy khiêu khích và bất hợp pháp.

Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng EEZ của quốc gia khác mà không được sự cho phép. Đây cũng là một động thái bất ngờ, bởi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dường như đang ấm dần lên kể từ sau chuyến thăm Hà Nội vào tháng 10-2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. 

Thậm chí, vào thời điểm đó, cả hai bên đều cho thấy sự nhất trí sẽ tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề biển đảo. Ngoài ra, động thái của Trung Quốc còn bất ngờ bởi Việt Nam không hề có hành động gây hấn nào trước đó để Trung Quốc phải đáp trả bằng một hành động chưa có tiền lệ như vậy. Sự khiêu khích của Trung Quốc lộ rõ ở việc đưa tới 80 tàu (đến nay là 99 tàu-PV), trong đó có 7 tàu hải quân, hộ tống cho giàn khoan HD-981. Trong khi Việt Nam cử tàu của lực lượng Cảnh sát biển tới để bảo vệ quyền chủ quyền của quốc gia mình thì Trung Quốc lại phản ứng bằng cách dùng vòi rồng và cố tình va chạm với tàu Việt Nam. Những việc làm như vậy rất nguy hiểm và đã khiến một số thủy thủ của Việt Nam bị thương.

Bước đi bất ngờ, đầy khiêu khích và bất hợp pháp - Ảnh 1

Bản chụp màn hình bài viết trên trang tin tức Diplomat.

Hành động đó rõ ràng vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hoa Xuân Oánh lại biện minh bằng tuyên bố vô lý rằng giàn khoan đang hoạt động trong “vùng lãnh hải của Trung Quốc” và không liên quan gì đến Việt Nam. Nhưng làm như thế cũng có nghĩa là Trung Quốc đã “há miệng mắc quai”, bởi lẽ Trung Quốc cũng từng sử dụng tàu bán quân sự và máy bay để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản xung quanh đảo Senkaku. Trung Quốc tìm cách “bẫy” chính quyền Tokyo vào “sự đã rồi”, thừa nhận quần đảo Senkaku “đang có tranh chấp”. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ đưa ra một tuyên bố chung chung, thiếu chi tiết về lập luận pháp lý để bảo vệ cho hành động ngang ngược, phi pháp của nước này. Bà Hoa Xuân Oánh nói giàn khoan HD-981 nằm trong lãnh hải của Trung Quốc là không có bất kỳ cơ sở nào, vì không có thực thể lãnh thổ nào của Trung Quốc trong vòng 12 hải lý kể từ lô 143.

Chính sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đã khiến các học giả và các nhà phân tích chính trị khu vực ngờ vực về căn cứ pháp lý mà Trung Quốc sử dụng cho tuyên bố chủ quyền tại khu vực hạ đặt HD-981. Năm 1996, Trung Quốc vẽ một đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa, trong đó có bãi đá ngầm Tri Tôn. Giới học giả cho rằng, tuyên bố của Trung Quốc có thể dựa vào bãi đá này để mở rộng thềm lục địa cũng như EEZ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lập luận đường cơ sở năm 1996 không tuân thủ điều 8 Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 nên không thể dùng để xác định chủ quyền trên lô 143.

Rõ ràng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 có sự hộ tống của 80 tàu vào lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế.

Bước đi có tính xâm lược từ Trung Quốc

Các nhà phân tích đã đưa ra những nhận định khác nhau về động cơ và mục tiêu của hành động gây hấn, có tính xâm lược của Trung Quốc, trong đó nổi bật 3 luồng quan điểm chính.

Thứ nhất, xem việc hạ đặt HD-981 trên vùng biển của Việt Nam “như là phản ứng không thể tránh khỏi” của Trung Quốc trước việc Việt Nam công bố Luật Biển vào giữa năm 2012. Trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật này, Trung Quốc đã gây áp lực ngoại giao để Luật này không được thông qua, nhưng thất bại. Ngay sau khi bộ Luật này được thông qua, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu nhiều lô trên Biển Đông chồng lấn với các lô thuộc EEZ hợp pháp của Việt Nam.

Theo cách giải thích này thì căng thẳng hiện nay chính là hệ quả từ động thái phi lý của CNOOC. Theo quan điểm đơn phương của CNOOC, lô 143 thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Còn theo quan điểm của Bắc Kinh, các hoạt động thăm dò dầu khí thương mại sẽ làm suy yếu các tuyên bố về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Thế nhưng, giả thuyết này không thuyết phục, bởi nếu chỉ là dự án thương mại đơn thuần thì CNOOC sao phải điều tới 80 tàu hộ tống? Rõ ràng, đây là kế hoạch phủ đầu nhằm ngăn chặn Việt Nam bảo vệ EEZ hợp pháp. Chính các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cũng tiết lộ, các quan chức CNOOC được lệnh đặt giàn khoan tại lô 143, bất chấp những lo ngại về mặt thương mại. Các nhà quan sát khác cũng chỉ ra rằng, triển vọng tìm kiếm dự trữ dầu khí thương mại ở lô này là khá thấp.

Thứ hai, hành động của Trung Quốc là nhằm đáp trả hoạt động của Hãng dầu lửa Mỹ Exxon Mobil với Việt Nam tại các lô gần đó. Giải thích này có vẻ khó xảy ra. Exxon Mobil đã hoạt động ở lô 119 từ năm 2011. Mặc dù phản đối việc Exxon Mobil được trao hợp đồng thăm dò dầu khí ở lô này, nhưng trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc không leo thang phản đối. Hơn nữa, hành động của Trung Quốc rất có thể dẫn tới phản tác dụng. Việc Trung Quốc can thiệp vào Exxon Mobil sẽ là một thách thức trực tiếp với tuyên bố của chính quyền Tổng thống Barack Obama rằng, các lợi ích quốc gia của nước Mỹ bao gồm “thương mại hợp pháp không bị cản trở”.

Thứ ba, hành động của Trung Quốc đã được lên kế hoạch từ trước nhằm phản ứng chuyến thăm của Tổng thống Obama tới các nước châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines mới đây. Trong suốt chuyến đi này, Tổng thống Mỹ không ngừng công khai phản đối các biện pháp hăm dọa và cưỡng ép nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Một số nhà phân tích ủng hộ cách lý giải thứ ba lập luận rằng, Trung Quốc đã “thuộc lòng” việc Mỹ không thể phản ứng hiệu quả trước các cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraina. Do đó, Trung Quốc đã tạo ra cuộc khủng hoảng giàn khoan   HD-981 vào thời điểm này.

Giả thuyết này giàu sức thuyết phục nhất, song nó lại đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam lại trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng này. Ngoài ra, hành động của Trung Quốc có thể “phản đòn” bởi nó diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Myanmar. Phải chăng Bắc Kinh muốn trì hoãn việc đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN?

Mặc dù tuyên bố chung từ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa qua đã không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN ngày 10-5 đã đưa ra một tuyên bố lịch sử là “sự ủng hộ đối với Việt Nam” trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng công khai ủng hộ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố xem hành động của Trung Quốc là “gây hấn”. Quan trọng hơn, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Danny Russels mới có chuyến thăm đã được lên lịch trước tới Việt Nam. Với chuyến thăm này, ông Russels đã đánh giá trực tiếp về tình hình để giúp định hình phản ứng của chính quyền Obama.

Hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng những mối lo ngại của Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, khiến các nước này tìm cách tăng cường năng lực hải quân, đồng thời tìm kiếm sự đảm bảo hỗ trợ từ Mỹ và các cường quốc về hải quân như Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Theo The Diplomat, Bắc Kinh sẽ đặt giàn khoan đến tháng 8-2014, trong khi Mỹ – Trung Quốc sẽ cùng tổ chức một cuộc thảo luận chiến lược thường niên vào tháng 7-2014 và nhiều khả năng hai bên sẽ bàn về tranh chấp chủ quyền trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong bài viết “The China-Vietnam standoff: Three key factors” (Tạm dịch: Bế tắc giữa Trung Quốc – Việt Nam: 3 nhân tố then chốt) được đăng tải trên tờ Lowy Interpreter, học giả Dirk van der Kley nhận định rất có thể khả năng căng thẳng hiện nay sẽ kéo dài nhiều tháng (hoặc lâu hơn nữa). 

Trên thực tế, tuyên bố của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) cho biết hoạt động khoan có thể tiếp tục ở cùng một địa điểm cho tới tận ngày 15-8 tới. Theo tác giả, nếu CNOOC thực sự cố định giàn khoan ở một vị trí, thì tuyên bố của MSA đã “lập lờ” về khả năng giàn khoan có thể sẽ được di dời trước ngày đó. Ở giai đoạn này, nếu giàn khoan được di chuyển sang chỗ khác, Trung Quốc có thể biện hộ rằng giàn khoan đã hoàn thành hoạt động khoan. Song dĩ nhiên “không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ di dời giàn khoan vào thời điểm đó”.

Theo tác giả, trong khoảng thời gian trên, rất có thể sẽ xảy ra một tình thế “nhị phân”: Hoặc là CNOOC thiết lập được một vị trí cố định cho giàn khoan tỷ USD của mình trong vùng biển của Việt Nam hoặc là không thể. Và rằng, tình hình sẽ giảm nhiệt nếu giàn khoan được di chuyển đi vào tháng 8, nhưng không có cách nào Việt Nam đảm bảo được điều này. Nếu Trung Quốc vẫn không chịu đưa giàn khoan đi, nhiều khả năng sẽ có một cuộc “mèo đuổi chuột” trong vùng biển quanh giàn khoan.

Theo An ninh Thủ đô

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.