Cô YuJung Kwon, một chuyên gia tại hãng hàng không Emirate Airlines (trái) đang hướng dẫn học viên Solenne Roussei (phải) cách tán kem trang điểm lên da trong một buổi học nghề tại trường Emirates Aviation College (EAC) tại Dubai. EAC là trường đào tạo hàng không không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu nhân sự cho riêng Tập đoàn Emirates mà còn cho nhiều đối tác khác.
Từ năm 2013, hãng hàng không quốc tế lớn nhất thế giới Emirates chú trọng nâng cao số tiếp viên hàng không khi hãng đầu tư thêm 5 chiếc A380, nâng tổng số máy bay A380 của hãng lên 20 chiếc. Ngoài tên gọi “superjumbos”, A380 còn được các chuyên gia ngành kỹ thuật, hàng không đặt biệt danh là “Khách sạn bay 5 sao”. Đây là loại máy bay dân dụng duy nhất trên thế giới có các phòng ngủ với giường nệm, nhà hàng, quầy bar, phòng tắm spa, phòng giải trí, hệ thống mạng wifi tốc độ cao, khe cắm USB kết nối với máy tính,…để phục vụ mục đích giải trí và làm việc.
Học viên Polina Sasko học cách kẻ môi trong buổi học chuyên về trang điểm tại trường EAC. Phòng học trang điểm tại EAC sử dụng nhiều ma-nơ-canh, gương chiếu sáng và mỹ phẩm hiệu Clarins (học viên sau khi tốt nghiệp khỏi trường này có thể sử dụng bất kỳ hiệu mỹ phẩm nào họ muốn). Chiếc mũ có mạng trắng thả một bên mặt của tiếp viên hàng không nhất định phải được đeo trước khi máy bay cất cánh.
Xe buýt chở nhân viên của hãng Emirates đỗ bên ngoài trường EAC.
Huấn luyện viên tại EAC hướng dẫn học viên các thao tác xử lý với cửa trong trường hợp khẩn cấp.
Đồng phục của các học viên kiêm tiếp viên của hãng Emirates. Thiết kế cho đồng phục này được cập nhập gần đây nhất vào năm 2009. Điều đặc biệt là, đồng phục cho tiếp viên của hãng Emirates được làm bằng một loại vải chế tạo từ công nghệ Nano, cho phép chất lỏng không thể thâm nhập vào vải. Đấy là lý do vì sao bạn hiếm khi thấy đồng phục của tiếp viên Emirates vấy bẩn.
Trong một lớp học nâng cao: Huấn luyện viên Patricia Walsh (áo đen, đứng chính giữa) đang hướng dẫn cách phục vụ hành khách tại khoang hạng nhất cho một nhóm học viên vốn là phi hành đoàn chuyên đảm trách khoang phổ thông.
Các tiếp viên hàng không tại hãng Emirates hưởng lương cơ bản hàng năm khoảng 47 nghìn Dirham (tương đương 12,7 nghìn đô-la), thêm vào đó còn có chi phí bay theo giờ, một khoản tiền mặt cố định trả hàng tháng dựa trên vai trò và tính cạnh tranh trong công việc, chỗ ở và đi lại miễn phí cùng khoản thanh toán hàng năm cho các kế hoạch ăn chia lợi nhuận cụ thể.
Học viên tại EAC phải trải qua các lớp huấn luyện có giáo viên hướng dẫn cụ thể. Đồng phục nam là vest đen và nữ là vest màu nude như trong ảnh.
Bên ngoài tổng hành dinh của trường EAC.
Các thực tập sinh trong buổi thực hành với lối ra khẩn cấp, sử dụng máng thoát hiểm mô phỏng trên máy bay Airbus A380.
Phi hành đoàn của hãng Emirates thường đến từ khoảng 130 quốc gia. Quá trình tuyển chọn và sàng lọc phi hành viên của hãng thường qua những bước cơ bản như: Đánh giá tổng quan ban đầu – Kiểm tra tiếng Anh – Đánh giá tâm lý – Phỏng vấn năng lực cá nhân. Phi hành viên phải tốt nghiệp phổ thông trung học, sử dụng thành thạo tiếng Anh viết và nói, không có hình xăm có thể thấy khi mặc đồng phục Emirates, có ưu điểm về tinh thần làm việc theo nhóm, dễ đồng cảm với người khác,…
Một buổi diễn tập đối phó hỏa hoạn của phi hành đoàn.
Máng thoát hiểm mở rộng tới hồ bơi, một bài huấn luyện khác tại trường EAC.
Các huấn luyện viên mặc đồ bảo hộ ngồi trong một buổi học.
Quầy bar trên một chiếc A380 của hãng Emirates. Hạm đội bay của hãng Emirates được xem là một trong những hạm đội bay hiện đại nhất thế giới với tổng số lượng hơn 201 chiếc máy bay.
Một chiếc ghế trên khoang hạng nhất của chiếc Air Bus A380.