ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm
Sunday, May 25, 2014 17:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hoài niệm về không gian xưa một xu hướng khá phổ biến của dân cư Hà thành. Nhờ vậy, kinh doanh dịch vụ ăn uống nhớ lại thời bao cấp đang thu hút đông đảo thực khách.

Giữa guồng quay chóng mặt của cuộc sống, nhiều người muốn sống chậm lại với những hoài niệm quá khứ. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều quán ăn thời bao cấp đã ra đời ngay giữa lòng thủ đô ồn ào, náo nhiệt. Nơi ấy như một nốt lặng trong tâm hồn con người trong hành trình tìm về với nguồn cội.

Ở đó, không gian thường tái hiện lại quãng thời gian Việt Nam thời bao cấp với mái ngói cấp bốn rêu phong, bức tường gạch vôi thô… Cách bài trí ở đây cũng đặc biệt, tỉ mỉ đến từng chi tiết để làm sống dậy những ký ức xưa cũ. Một chiếc bình bi đông, một đôi dép cao xu, chiếc xe đạp cà tàng, chiếc ti vi đời cũ hay cả bát đũa, menu, bảng hiệu và đồng phục nhân viên phục vụ. Tất cả đều chứng tỏ sự hiểu biết và kỳ công của chủ quán.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 1

Bảng hiệu thời bao cấp xếp hàng lấy nước.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 2

Chiếc chạn lâu đời với những chiếc chén, bát tráng men.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 3

Một góc của quầy giải khát thời bao cấp.

Khách đến đây không chỉ để thưởng thức hương vị của những thức ăn, đồ uống một thời khốn khó mà còn để ngắm nhìn, để hoài niệm. Có lẽ vì thế, cách phục vụ tại các quán cũng theo kiểu bao cấp thay vì “cơm bưng nước rót”, chiều chuộng như Thượng đế hiện nay. Chủ quán thậm chí còn cố ý lựa chọn “bồi bàn” theo phong cách các cô bán lương thực, tạp phẩm một thời: dáng vẻ hơi mập mạp, khó tính và thường ở tuổi trung niên.

Không chỉ người già, giới trẻ cũng hào hứng, ngạc nhiên khi muốn tìm hiểu những gì mà bố mẹ, ông bà mình đã trải qua. Họ thích thú đến bật cười những tấm bảng hiệu, như: “Máy nước công cộng cấm chen ngang”.

Thúy Vy (19 tuổi, sinh viên đại học Hà Nội) chia sẻ: “Em và các bạn thường xuyên ghé những địa điểm ăn uống này. Sau cảm giác thú vị là sự xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy những vật dụng mà trước đây, em chỉ nghe qua lời kể của mẹ”.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 4

Không gian quán với những bức tường gạch vôi thô.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 5

Phòng khách điển hình thời bao cấp.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 6

Những món ăn thời bao cấp nay đã trở thành đặc sản.

Có thể kể một số địa chỉ “quán bao cấp” nổi tiếng lâu nay: cửa hàng mậu dịch số 37 Nam Tràng, cửa hàng mậu dịch 46 An Dương, Cộng cà phê, Bao cấp cà phê,…

Ở các quán này, đồ ăn thức uống chất lượng không khác nhau là mấy, nhưng vì đánh trúng tâm lý khách hàng nên giá khá cao. Thực đơn của quán có nhiều món ăn cũ, độc, như cơm độn khoai, nem mậu dịch, dưa xào tóp mỡ, rau củ luộc chấm sốt mậu dịch, cơm rang mậu dịch… Thời bao cấp, đó chỉ là món ăn rẻ mạt, thường gặp trong bất cứ gia đình nào, thì nay phải trả từ 30.000-100.000 đồng/món. Nếu đi theo nhóm, mỗi người phải sẽ chi 100.000 – 200.000 đồng cho một bữa cơm tại đây.

Đồ uống tại những quán cà phê bao cấp khá phong phú, có loại được hiện đại hóa nên giá cũng khá đắt, như Cộng cocktail 75.000 đồng, bao cấp cocktail 70.000 đồng,…

Tuy nhiên, mọi người đến đây thường không quá quan tâm đến giá cả mà chủ yếu là để tìm lại một chút không gian, một khoảnh khắc hoài niệm. Do vậy, mấy năm trở lại đây, hình thức kinh doanh nhà hàng ăn uống thời bao cấp nở rộ và ngày càng hút khách.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 7

Một mẫu thực đơn của cửa hàng mậu dịch.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 8

Các vật dụng thường ngày thời bao cấp được bài trí rất công phu.

Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm - Ảnh 9

Mặt tiền đơn sơ của cửa hàng mậu dịch.

Theo Báo Vietnamnet

Xem thêm Clip: Hơn một triệu đồng một bát phở Việt tại Mỹ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.