Bí ẩn bao trùm lên căn nhà của gia đình Morgan, như một lớp bụi dày phủ bám suốt nhiều năm. Cha mẹ của George Morgan là những nhà khoa học làm việc trong những dự án bí mật của chính phủ Hoa Kỳ, họ trở nên im lặng đến nỗi họ ít khi nói về những vấn đề cá nhân ngay trong chính ngôi nhà của họ.
Ví dụ như việc, Morgan không biết rằng mẹ ông bị bệnh tràn khí (emphysema) cho đến khi không còn che giấu được nữa. Khi đó mẹ ông phải viện đến việc hỗ trợ bằng ống thở, ông về nhà và phát hiện ống thở vương vãi khắp sàn nhà.
Lúc còn nhỏ, Morgan thường hỏi cha ông làm nghề gì, cha ông thường trả lời “Một chút cái này, một chút cái kia.” Morgan chỉ có một sự ấn tượng mơ hồ về những việc cha ông làm – một thứ gì đó liên quan đến việc thiết kế và động cơ tên lửa. Sau này, Morgan gặp một trong những cựu đồng nghiệp của cha ông. Ông đã tò mò hỏi người đó, “Mỗi sáng cha cháu đi làm, ông ấy làm gì vậy?” Khuôn mặt và giọng nói của người đàn ông đó trở nên trang nghiêm khi trả lời, “Một chút cái này, một chút cái kia.”
Đó là lúc tôi nhận ra cha tôi đang nói những lời giáo điều, Morgan nói. “Đó là những gì họ đang dạy và đào tạo người khác nói.”
Mẹ của Morgan, bà Mary Sherman Morgan, là nữ khoa học gia về tên lửa đầu tiên người Mỹ. Bà đã phát minh ra nhiên liệu tên lửa đã góp phần đưa vệ tinh đầu tiên của Hoa Kỳ Explorer I vào không gian, một thành công to lớn đối với một cô gái nông dân chỉ có bằng trung học phổ thông. Khi Morgan quyết định viết về cuộc đời của mẹ ông, ông chợt nhận ra rằng những gì ông biết về bà ít hơn những gì ông nghĩ.
Ba năm trước, ở tuổi 57, ông đã khám phá ra bí mật gây sốc nhất.
George Morgan cầm trong tay cuốn sách viết về mẹ ông, “Cô gái tên lửa: Câu chuyện về Mary Sherman Morgan,” tại tại Đại hội Khoa học & Kỹ thuật Hoa Kỳ tổ chức ở thủ đô Washington, D.C vào ngày 26 tháng 4,2014. (Tara MacIsaac/Epoch Times)
Vào năm 2007, trong khi lấy thông tin cho cuốn sách, “Cô gái tên lửa: Câu chuyện về Mary Sherman Morgan,” ông đã liên hệ với tất cả với những thành viên gia đình và bạn bè để hỏi xin thông tin về cuộc đời của mẹ ông. Bà đã mất từ ba năm trước. Ông nhận được ít sự hồi đáp ngoại trừ một thông tin bí ẩn được gửi bởi một người phụ nữ có tên Dorothy Hegsted – một thông tin ông đã bỏ qua một thời gian dài, bởi nghĩ nó vô nghĩa, nhưng sự tò mò đã không cho phép ông bỏ qua nó lâu hơn nữa. Hegsted đã giúp ông liên hệ với người chị gái cùng mẹ khác cha mà ông không hề hay biết.
Mẹ ông đã có một đứa con ngoài giá thú trong thời kỳ Thế Chiến II trước khi cưới cha của Morgan. Bà đã cho bé gái đó làm con nuôi.
Khi Morgan phát hiện ra điều này, ông đang đứng ở sân sau nhà tại Santa Paula, California. Ông đã ra ngoài để tránh sự ồn ào của ba đứa trẻ khi thực hiện cuộc gọi đầu tiên cho người chị gái cùng mẹ khác cha của mình. Morgan và vợ là cha mẹ nuôi từ khi họ nhận nuôi những đứa trẻ.
Bỏ lại sự tĩnh lặng ở sân sau; ông bước vào không gian ồn ào và nhộn nhịp trong nhà, nhưng thâm tâm ông không đặt tại đó – nó đã bị cuốn theo những tin tức sắc lạnh ông vừa mới nhận.
“Toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi và không ai quanh tôi nhận ra điều đó,” ông nói, khi đang hồi tưởng lại cảm giác tối hôm đó.
Khi ông kể với cha ông những gì ông phát hiện, và hy vọng ông sẽ ngạc nhiên với tin tức đó, cha ông chỉ trả lời, “Ồ, cha biết điều đó nhưng làm thế nào mà con lại phát hiện ra vậy?”
“Đó là gia đình tôi”, Morgan nói với một sự tức giận thoáng qua, cam chịu và một cái cười gượng gạo. “Mọi thứ đều là bí mật, thậm chí cả chuyện gia đình. Chuyện gia đình là bí mật, công việc là bí mật, bạn tới cửa hàng mua một ga-lông sữa, việc đó là bí mật, mọi thứ đều là bí mật trong nhà tôi.”
Nhiều đồng nghiệp của mẹ ông đều mím môi không nói khi ông liên hệ với họ. Ông nhận ra rằng nhiều việc bà làm đều là bí mật, nhiều trong số chúng vẫn nằm trong vòng bí mật.
Mẹ ông không chỉ là một trong số những nhà khoa học nổi tiếng có cuộc sống bị mật mà ông muốn khám phá – và bí mật của bà trở nên nhạt nhòa khi so sánh với một trong những nhân vật có thật của ông – John “Jack” Whiteside Parsons.
Nhà khoa học tên lửa ma thuật hắc ám của NASA
John Whiteside “Jack” Parsons đứng trên thiết bị phản lực hỗ trợ cất cánh tại khu thử của Phòng Thí Nghiệm Phản Lực Đẩy ở Arroyo Seco, L.A.. vào ngày 4 tháng 6,1943. (NASA/JPL)
Morgan đã làm việc với bộ phận sân khấu tại Học viện Công nghệ California (CalTech) khi lần đầu tiên ông nghe về Jack Parsons. Morgan có một danh hiệu khá lạ “nhà viết kịch tại gia ở CalTech.” Sự đắm chìm của ông vào nhà hát dựa trên nền tảng khoa học là một việc lạ lùng, nó cũng kích thích những ý tưởng lạ lùng.
Giám đốc Nghệ thuật Sân khấu tại Caltech, Brian Brophy, đã đưa cho Morgan quyển sách “Thiên thần kỳ lạ: Thế giới Tưởng tượng của Nhà khoa học Tên lửa John Whiteside Parsons” và đề nghị ông viết một vở kịch về Parsons.
“[Parsons] là người đồng sáng lập Phòng Thí Nghiệm Phản Lực Đẩy của NASA,” Brophy kể với Morgan. “Tôi không biết, trước tới giờ nó không thú vị đến thế,” Morgan trả lời. “Hãy đọc cuốn sách,” Brophy thúc giục.
“Tôi đọc được khoảng 60 trang và gọi cho Brian và nói, ‘Đây là một cuốn sách, đây là một vở kịch, đây là một phim tài liệu, đây là một bộ phim, đây là tất cả!’” Morgan nói, cười khúc kích một cách chân thành khi hồi tưởng khám phá về cuộc đời kỳ lạ hơn tiểu thuyết của Parsons.
“Ban ngày là một nhà khoa học tên lửa – ban đêm là thầy phủ thủy – một nhân vật mà các nhà văn đều muốn khai thác một lần trong đời,” ông nói. Morgan đã dành những năm tiếp theo và một nửa đời mình để chìm trong những bí ẩn xung quanh Parsons để viết vở kịch “Pasadena Babylon.”
Một số người thường nói Parsons đã đưa chúng ta vào kỷ nguyên du hành không gian hiện đại. Ông đã để lại một di sản thành tựu khoa học quan trọng mặc dù hơi bị che khuất. Nghi lễ ma thuật hắc ám Ordo Templi Orientis của ông đã gây sự phẫn nộ với những quan niệm đạo đức của nước Mỹ và chúng đã dấy lên một cuộc điều tra của Thượng Viện Hoa Kỳ.
Parsons qua đời năm 1953 trong một vụ nổ gây ra bởi một trong những thí nghiệm của chính ông. Câu chuyện về mưu đồ và vụ bê bối thậm chí còn đi xa hơn các hoạt động huyền bí của ông.
Jack Parsons, Sĩ quan Ernie Howard, Sở Cảnh Sát Pasadena tại hiện trường vụ nổ đã giết chết John Whiteside “Jack” Parsons. (Thời báo Los Angeles)
Hubbard đã bỏ trốn với bạn gái của Parsons, Sarah Northup – đúng hơn là ra biển trên thuyền của Parsons. Nhà văn phó chủ bút tạp chí Brian Anderson đã mô tả phản ứng của Parsons: “Khi biết về chuyện bỏ trốn của họ, Parsons đã lui về căn phòng trong khách sạn và cố gắng tạo ra một cơn bão để trừng phạt, ông triệu gọi Bartzabel, một linh thể chủ trì các lực lượng chiêm tinh có liên hệ với Hỏa Tinh.”
Hubbard cũng bỏ trốn với hơn $20,000 mà Parsons đã đầu tư vào công ty kinh doanh thuyền mà họ dự định thiết lập cùng nhau.
Nó sẽ là phần khó nhất trong câu chuyện của Parsons, nhưng Morgan đã tìm thấy những câu chuyện thú vị khác trong cuộc sống của những nhà khoa học hiện đại.
Frank Capra: Người lang thang vô gia cư, kỹ sư hóa học, đạo diễn phim danh tiếng
Cộng tác với Loren Marsters, Morgan đang hoàn thành một vở kịch mới về nhà đạo diễn phim nổi tiếng Frank Capra. Ông đã theo những tiến bộ của Capra từ một người nông dân Ý di cư tới tốt nghiệp kỹ thuật hóa học Caltech, tới người lang thang vô gia cư và du đãng, tới người lính trong quân đội Hoa Kỳ, tới đạo diễn phim người Mỹ hàng đầu.
Khi Morgan đọc cuốn tự truyện của Capra, ông đã lặp đi lặp lại những phản ứng ngạc nhiên và vui mừng như khi đã đọc tiểu sử của Parsons: “Đây là một cuốn sách, đây là một vở kịch, đây là một phim tài liệu, đây là một bộ phim…”
Những nhân vật người thật việc thật trong khoa học của Morgan thú vị không kém gì so với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
* Hình ảnh kính hiển vi và thí nghiệm khoa học được lấy từ Shutterstock.
George Morgan tham dự với tư cách diễn giả tại Lễ hội Khoa học & Kỹ thuật Hoa Kỳ (USA Science & Engineering Festival) năm 2014 tại thủ đô Washington D.C, 26-27 tháng Tư. Thời báo Đại Kỷ Nguyên là nhà tài trợ truyền thông của lễ hội này. Lễ hội Khoa học & Kỹ thuật Hoa Kỳ là một nỗ lực quốc gia để thúc đẩy cơ sở giáo dục STEM và truyền cảm hứng cho thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư kế tiếp.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên